Thứ năm, 28/03/2024, 15:46 [GMT+7]

Chỉ thị về công tác phòng, chống mưa đá, gió lốc, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai năm 2011

Thứ hai, 18/04/2011 - 19:17'
(BLC)- Ngày 14/4, Chủ tịch UBND tỉnh có Chỉ thị số 04/CT-UBND về công tác phòng, chống mưa đá, gió lốc, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai (TKCN – GNTT) năm 2011.

Ban giám sát cộng đồng xã Hua Nà huyện Than Uyên kiểm tra kè suối nậm bốn trước mùa mưa

Theo đó, để chủ động phòng, chống thiên tai, mưa đá, gió lốc, bão lũ, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2011, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã thực hiện tốt các nội dung sau:

Tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống lụt bão và TKCN năm 2010, xác định rõ những việc đã làm được, chưa làm được để xây dựng kế hoạch và phương án phòng, chống lụt bão và TKCN năm 2011 cụ thể, sát với thực tế của từng ngành, địa phương và đơn vị. Đảm bảo sự chỉ đạo đồng bộ từ tỉnh xuống huyện, xã và nhất là đối với các vùng trọng điểm xung yếu; có kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, địa phương nhằm đối phó kịp thời, có hiệu quả với tình huống bất lợi khi thiên tai xảy ra.

Kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và TKCN các cấp, các ngành, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống lụt bão, thiên tai, TKCN năm 2011. Củng cố mạng lưới thông tin liên lạc, mạng lưới cảnh báo, dự báo đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi tình huống; thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban trong mùa mưa lũ.

Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và TKCN tỉnh thường xuyên kiểm tra, xem xét việc xây dựng phương án phòng, chống lụt bão của các địa phương; tham mưu cho UBND tỉnh việc điều hành, xử lý kịp thời, có hiệu quả việc ứng phó với thiên tai; kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão năm 2011.

UBND các huyện, thị xã: Quán triệt công tác chỉ đạo thực hiện mục tiêu: Phòng tránh là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả với phương châm “4 tại chỗ”; tập trung rà soát các khu đô thị, các điểm dân cư, đặc biệt là các khu, điểm tái định cư, những điểm xung yếu có nguy cơ xảy ra mưa đá, gió lốc, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất… để tuyên truyền, cảnh báo nhân dân và có phương án ứng phó kịp thời. Phối hợp với các chủ đầu tư rà soát các công trình đang triển khai thi công trên địa bàn, đẩy nhanh tiến độ thi công, có biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình; chỉ đạo cơ quan phòng, chống lụt bão huyện, thị xã, đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác thường trực 24/24h kể cả các ngày lễ, ngày nghỉ.

Các sở, ban, ngành của tỉnh

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phương tiện tham gia ứng cứu, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội khi có lụt bão; chuẩn bị lực lượng ứng cứu theo sự điều động của UBND tỉnh.

Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh: Có trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội khi có thiên tai xảy ra…

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh: Nâng cao chất lượng dự báo, đặc biệt là dự báo sớm các khả năng xuất hiện và diễn biến của các tình huống phức tạp về thời tiết.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác truyền tin, phổ biến kịp thời các thông tin dự báo thời tiết, các chủ trương, chỉ thị, mệnh lệnh về công tác phòng, chống lụt bão…

Sở Thông tin và Truyền thông: Có kế hoạch theo dõi, chỉ đạo các đơn vị cung ứng dịch vụ viễn thông đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mùa mưa lũ.

Sở Giao thông Vận tải: Có kế hoạch đảm bảo giao thông thông suốt các tuyến đường trọng điểm;…

Điện lực Lai Châu: Tăng cường kiểm tra hệ thống đường dây đảm bảo cung cấp điện an toàn, không xảy ra sự cố.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với UBND các huyện, thị xã kiểm tra các công trình hồ chứa; chủ động dự phòng các giống cây trồng, vật tư nông nghiệp để khôi phục sản xuất sau lũ, bão và thiên tai.

Sở Y tế: Dự trù đủ số thuốc dự phòng, tổ chức kiểm tra và bố trí lực lượng phòng chống dịch bệnh cho người trong mùa mưa lũ…

Sở Công thương: Có kế hoạch phối hợp với chính quyến địa phương tuyên truyền phát động trong dân dự trữ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết đủ cho sử dụng và dự phòng trong mùa mưa lũ.

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Dự trù kinh phí dự phòng để cứu trợ nhân dân khi thiên tai lớn xảy ra.

Sở Lao động và Xã hội:Chỉ đạo thực hiện các chính sách cứu trợ kịp thời đối với các gia đình, tổ chức và cá nhân bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra.

Các Ban Quản lý dự án được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án: Đẩy nhanh tiến độ thi công và có các phương án ứng phó kịp thời với tình huống bất lợi khi thiên tai xảy ra...

B.T

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Nhiều khó khăn, vướng mắc
Từ ngày 10/7/2023 tại tỉnh Lai Châu nói riêng, cả nước nói chung đã triển khai, thực hiện đồng bộ liên thông thủ tục hành chính (TTHC) đối với 2 nhóm TTHC: đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú -...
Nhiệt tình với hoạt động đoàn
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, chị Lò Thị Kim Lệ - Bí thư Chi đoàn Tổ dân phố số 25, phường Đông Phong (thành phố Lai Châu) luôn hăng hái trong mọi hoạt động, phong trào đoàn, là gương sáng cho...