Thứ sáu, 26/04/2024, 00:25 [GMT+7]

Hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi bằng biện pháp chôn lấp trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Thứ ba, 10/09/2019 - 14:36'
(BLC) - Ngày 6/9/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1056/QĐ-UBND quy định định mức hỗ trợ hoạt động tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi bằng biện pháp chôn lấp trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Cán bộ thú y huyện Tam Đường cùng người dân xã Thèn Sin tiến hành tiêu hủy lợn bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Lực lượng trực tiếp tham gia tổ chức, thực hiện tiêu hủy lợn.

Đối với lực lượng trực tiếp tham gia chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác tiêu hủy: Ổ dịch đầu tiên trên địa bàn huyện (thành phố) hoặc đối với ổ dịch có trọng lượng lợn tiêu hủy từ 1 tấn trở lên/1 điểm tiêu hủy/đợt tiêu hủy. Thành phần tham gia gồm đại diện: UBND huyện, thành phố; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố; chính quyền cấp xã.

Số lượng 1 người đối với mỗi thành phần thuộc cơ quan cấp tỉnh, huyện; không quá 3 người đối với chính quyền cấp xã.

Đối với các ổ dịch khác: Thành phần tham gia bao gồm đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố; chính quyền cấp xã.

Số lượng 1 người đối với mỗi thành phần thuộc cơ quan chuyên môn cấp huyện; không quá 2 người đối với chính quyền cấp xã.

Công tiêu hủy: Bao gồm công lao động trực tiếp, vận chuyển vật tư, hóa chất, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ tiêu hủy theo quy định, bắt lợn, làm chết lợn, đóng gói lợn mắc bệnh vào bao tải hoặc bạt, đào hố, khiêng lợn (cân lợn, bốc xếp lên xuống xe hoặc khiêng lợn ra hố tiêu), vận chuyển lợn đến địa điểm tiêu hủy, rắc vôi, lấp đất, phun hóa chất tiêu độc khử trùng môi trường. Áp dụng theo hình thức khoán, cụ thể như sau:

Trọng lượng lợn tiêu hủy nhỏ hơn hoặc bằng 0,1 tấn: 2 công/1 điểm (cấp thôn, bản) tiêu hủy.

Trọng lượng lợn tiêu hủy từ trên 0,1 tấn đến dưới 0,3 tấn: 3 – 4 công/điểm (cấp thôn, bản) tiêu hủy.

Trọng lượng lợn tiêu hủy từ trên 0,3 tấn đến dưới 0,5 tấn: 5 – 6 công/điểm (cấp thôn, bản) tiêu hủy.

Trọng lượng lợn tiêu hủy từ trên 0,5 tấn đến dưới 1 tấn: 7 – 10 công/điểm (cấp thôn, bản) tiêu hủy.

Trọng lượng lợn tiêu hủy từ trên 1 tấn trở lên bằng hình thức tập trung, thủ công: công tiêu hủy = trọng lượng lợn tiêu hủy (tấn) x 10 công.

Trọng lượng lợn tiêu hủy từ trên 1 tấn trở lên bằng hình thức tập trung, sử dụng phương tiện cơ giới để đào hố, vận chuyển: công lao động trực tiếp cho các hoạt động khác được tính = trọng lượng lợn tiêu hủy (tấn) x 5 công; tiền thuê phương tiện vận chuyển, máy móc để đào hố chôn theo giá thị trường tại thời điểm tiêu hủy.

Đối với những nơi tiêu hủy số lượng lớn (từ 1 tấn trở lên) mà địa điểm tiêu hủy có điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng cơ giới hóa như: các phường, thị trấn và xã nằm trên trục đường giao thông hoặc nơi có máy xúc đang hoạt động gần khu vực tiêu hủy thì phải áp dụng theo hình thức thuê phương tiện cơ giới thay cho việc thuê nhân công lao động (trong đó giá trị thuê phương tiện cơ giới không vượt quá giá trị 5 công lao động/1 tấn lợn) để phục vụ công tác tiêu hủy.

Định mức mua hóa chất, vôi, bảo hộ lao động, trang thiết bị, vật tư, dụng cụ phục vụ công tác tiêu hủy lợn: Thực hiện theo quy định về đấu thầu, mua sắm và căn cứ tình hình thực tế.

Hóa chất: Liều lượng, định mức theo hướng dẫn của nhà sản xuất được tính trên diện tích chuồng trại cần phải tiêu độc khử trùng và khu vực liên quan.

Vôi bột: 1kg/m2

Bảo hộ lao động: quần áo mặc một lần, găng tay, khẩu trang.

Trang thiết bị, vật tư, dụng cụ: Tùy tình hình thực tế để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm.

Mức chi hỗ trợ lực lượng trực tiếp tham gia tiêu hủy: Thực hiện theo Quyết định số 758/QĐ-UBND, ngày 12/7/2019 của UBND tỉnh Lai Châu về việc quy định mức hỗ trợ kinh phí cho cán bộ thú y và những người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

B.T

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Trở về từ lầm lỡ
Những người đã một thời sa chân vào vũng lầy của thuốc phiện, ma túy mà rút chân lên được đã là đáng khâm phục. Nhưng có người còn tiếp tục vươn lên, trở thành điển hình, là đảng viên, bí thư chi...