Thứ sáu, 26/04/2024, 00:42 [GMT+7]

Anh Mình làm kinh tế giỏi

Thứ tư, 27/03/2019 - 15:04'
(BLC) - Cần cù lao động, sáng tạo trong cách làm, đổi mới tư duy, nhờ đó, anh Má A Mình ở bản Hồi Lùng (xã Nậm Loỏng, thành phố Lai Châu) xây dựng mô hình tế hiệu quả bền vững với lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Đến thăm nhà dù đã nhập nhoạng tối nhưng chúng tôi vẫn phải tìm ra tận ruộng mới gặp được anh Mình. “Cố làm cho xong  để mai còn làm việc khác các cô ạ!” - anh Mình phân trần khi gặp chúng tôi. Đối với anh, lúc nào cũng thấy thiếu thời gian vì nhà neo người, việc đồng áng quá nhiều. Công việc của anh thường bắt đầu từ tờ mờ sáng: cho đàn gà, lợn ăn, dọn chuồng, lên nương chăm sóc chè, ngô rồi lại về chăm sóc đàn vật nuôi.

Đảm bảo chăn nuôi phát triển, anh quy hoạch, xây dựng 2 dãy chuồng đều có hệ thống xả thải, máng ăn, ống dẫn nước vệ sinh chuồng… bố trí khoa học. "Đừng nghĩ nuôi lợn đơn giản nhưng tôi phải mất vài năm tích lũy mới có được vốn kinh nghiệm cơ bản trong chăn nuôi đấy!" - anh Mình chia sẻ. Trước đây, bắt tay vào chăn nuôi, anh khá lúng túng, thậm chí từng nghĩ bỏ dở khi đàn lợn có vài con chết không tìm được nguyên nhân. Khó bó cái khôn, nguồn thu bấp bệnh, 5 đứa con đang tuổi ăn tuổi học, nhiều lúc nản khi phải xoay tiền để đầu tư chăn nuôi và cố gắng cho con không thất học. 

Anh Mình chăm sóc đàn lợn của gia đình.

Anh Mình chăm sóc đàn lợn của gia đình.

Quyết tâm làm đến cùng, anh Mình chủ động hỏi cán bộ thú y xã, cơ quan chuyên môn thành phố những kiến thức liên quan đến dịch bệnh trên đàn lợn cũng như cách thức phòng chống rồi tìm đến những gia đình nuôi nhiều lợn ở các bản khác trong xã để trao đổi, học tập kinh nghiệm. Theo đó, anh đầu tư xây dựng chuồng nuôi kiên cố, đảm bảo yếu tố thoáng, nền cao, có hệ thống xử lý chất thải; mùa đông thức ăn cho lợn phải được xử lý qua nhiệt; tiêm phòng định kỳ cho đàn lợn và thường xuyên phun tiêu độc khử trùng chuồng nuôi.

Trong chuồng của gia đình duy trì thường xuyên đàn lợn 20 con, cao điểm lên tới hơn 40 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường hơn 4 tấn thịt hơi, cho thu nhập trên 150 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh còn chia sẻ, giúp đỡ nhiều gia đình kỹ thuật cũng như kinh nghiệm chăn nuôi. Chính vì thế trong bản, ngoài xã ai cũng biết và khen ngợi anh Mình hết lời.

Ngoài nuôi lợn, anh Mình còn nuôi thêm 2 con trâu; trồng hơn 1ha chè, 1ha ngô và 7.000m2 lúa. Anh Mình chia sẻ: Cũng như chăn nuôi, trồng trọt cũng đòi hỏi kỹ thuật. Đây mặc dù là công việc quen thuộc của nông dân nhưng ngày chúng tôi vẫn canh tác theo phương thức cũ, giống thì tự để nên năng suất thấp, thậm chí còn thiếu ăn. Qua các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề của cơ quan chuyên môn thành phố, tỉnh tổ chức; cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn, "cầm tay chỉ việc", tôi tập trung cải tạo đất, mua giống lúa, ngô mới, chủ động phòng trừ sâu bệnh. Mỗi năm, gia đình thu hoạch hơn 6 tấn chè, 5 tấn ngô và hơn 1 tấn thóc. Lương thực làm ra đầu tư cho chăn nuôi và quay vòng như vậy giúp gia đình tôi có thu nhập thường xuyên; trừ chi phí mỗi năm đạt gần 100 triệu đồng. 

Vươn lên trong cuộc sống, có trách nhiệm với cộng đồng, anh Mình còn vận động gia đình gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động do địa phương phát động; đóng góp công sức xây dựng nông thôn mới.

Bạch Dương

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Trở về từ lầm lỡ
Những người đã một thời sa chân vào vũng lầy của thuốc phiện, ma túy mà rút chân lên được đã là đáng khâm phục. Nhưng có người còn tiếp tục vươn lên, trở thành điển hình, là đảng viên, bí thư chi...