Thứ năm, 28/03/2024, 20:08 [GMT+7]

Đừng gieo nỗi sợ học cho trẻ

Thứ hai, 27/12/2021 - 18:01'
Cùng con thi thử học kỳ trực tuyến, chị Phương Anh ở quận Đống Đa (Hà Nội) luôn trong trạng thái kìm nén những cơn “tức phát điên”, còn cô con gái học lớp 1 thì nước mắt lưng tròng suốt cả buổi học. Chị Phương Anh than thở: "Chỉ là lớp 1, sao phải phức tạp hóa vấn đề, khiến học sinh bị áp lực đến thế".

Ở một khía cạnh khác, với những trẻ suốt học kỳ không biết bạn, biết cô nhưng khi quay trở lại trường, việc đầu tiên không phải là sự kết nối vui vẻ, mà lại liên quan đến thi cử căng thẳng... Điều này vô hình trung gieo cho trẻ nỗi sợ học, sợ đến trường.

Trong tình hình dịch còn phức tạp, có lẽ chỉ nên yêu cầu học sinh làm bài tập thông thường như các cháu vẫn làm và gửi cô suốt cả học kỳ vừa qua. Kết hợp với nhiều yếu tố trong cả quá trình học tập, cô hoàn toàn có thể biết rõ trình độ của từng cháu, không nhất thiết phải tổ chức kỳ thi khiến ai cũng vất vả như vậy. Đây cũng là nỗi lòng của rất nhiều cha mẹ học sinh trong giai đoạn này, khi đã có quy định tùy theo điều kiện, học sinh lớp 1, 2 làm bài kiểm tra định kỳ trực tiếp hoặc trực tuyến.

 

 27/12/2021 07:55

Tiết học online. Ảnh minh họa:Chinhphu.vn 

 Vẫn biết học tập phải gắn liền với đánh giá, là quy định có trong chương trình giáo dục, nhưng hình thức, mục đích kiểm tra, đánh giá thế nào cần phải linh hoạt, mềm dẻo để phù hợp với tình hình thực tiễn. Trên thực tế, việc kiểm tra với trẻ ở lứa tuổi này chỉ liên quan đến khả năng đọc, đánh vần, kể chuyện, viết chữ, làm toán trong phạm vi 10. Vì vậy, thầy, cô có thể kiểm tra bằng cách giới hạn một khoảng thời gian, trẻ cần đọc được bao nhiêu từ, cách đánh vần ra sao... Từ đó đánh giá trình độ theo quyết định của chương trình. Trẻ lớp 1, lớp 2 đọc thông viết  thạo đã là xuất sắc rồi, không nên đặt nặng về điểm số. Việc đánh giá chỉ để khích lệ, giúp trẻ tiến bộ và có phương án bồi dưỡng những trẻ chưa đạt yêu cầu.

Trong giai đoạn dịch bệnh, trẻ em là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi. Cả thầy, cô và học sinh đã phải cố gắng gấp đôi, gấp ba để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Do đó, công tác kiểm tra, đánh giá phải phù hợp, giảm áp lực cho cả thầy và trò. Cả hệ thống giáo dục không nên chỉ đánh giá đứa trẻ trên một bài thi mà cần đặt mục tiêu xác định trình độ người học ở một giai đoạn cụ thể. Nuôi dưỡng sự hào hứng với mỗi giờ học của trẻ là trách nhiệm của cả xã hội, đặc biệt là của ngành giáo dục và các bậc cha mẹ. Thiết nghĩ, mỗi người hãy đặt thấp kỳ vọng xuống một chút, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, để những mầm non được phát triển bình thường và tận hưởng tuổi thần tiên. Chưa kể, trẻ lớp 1, 2 chưa có ý thức để thực hiện các biện pháp "5K" trong phòng, chống dịch, chưa được tiêm vaccine ngừa Covid-19... nên việc đến trường trong bối cảnh này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe của trẻ.

Cập nhật 27/12/2021 07:55/THÁI AN/https://www.qdnd.vn

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Nhiều khó khăn, vướng mắc
Từ ngày 10/7/2023 tại tỉnh Lai Châu nói riêng, cả nước nói chung đã triển khai, thực hiện đồng bộ liên thông thủ tục hành chính (TTHC) đối với 2 nhóm TTHC: đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú -...
Nhiệt tình với hoạt động đoàn
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, chị Lò Thị Kim Lệ - Bí thư Chi đoàn Tổ dân phố số 25, phường Đông Phong (thành phố Lai Châu) luôn hăng hái trong mọi hoạt động, phong trào đoàn, là gương sáng cho...