Thứ sáu, 19/04/2024, 13:12 [GMT+7]

Hỗ trợ khoa học và công nghệ để đẩy mạnh sản xuất

Thứ sáu, 31/05/2019 - 09:17'
(BLC) - Những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) triển khai hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (viết tắt là Nghị quyết 20), góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Ông Dương Đình Đức - Giám đốc Sở KH&CN cho biết: “Ngay khi Nghị quyết 20 có hiệu lực, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND ngày 03/4/2012 về quy chế hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo Sở xây dựng kế hoạch điều tra, đánh giá nhu cầu ứng dụng, đổi mới công nghệ. Theo đó, đơn vị tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới KH&CN vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm có năng suất, chất lượng và nâng cao doanh thu”.

Từ năm 2012 đến nay, Sở KH&CN triển khai, thực hiện mới gần 50 nhiệm vụ KH&CN các cấp Quốc gia, Nhà nước và địa phương. Các nhiệm vụ KH&CN thuộc một số lĩnh vực như: thương mại, dịch vụ, du lịch; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đối với lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Sở KH&CN hỗ trợ 4 công ty trên địa bàn tỉnh đổi mới công nghệ, dây chuyền, thiết bị sản xuất (với số tiền 300 triệu đồng/đơn vị mua thiết bị sản xuất mới).

Cụ thể, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Chè Tam Đường được hỗ trợ dây chuyền sản xuất tách màu chè. Trước đây, Công ty phải thuê 20 lao động nhặt bồm (nhặt ban), cậng và sàng cám. Đối với thiết bị sản xuất mới loại bỏ được 30% sản phẩm loại; giảm công lao động; nâng cao chất lượng sản phẩm chè khô và tăng doanh thu. Công ty TNHH Một thành viên Thương mại và Xây dựng Quốc Tuấn được Sở KH&CN hỗ trợ dây chuyền ép gạch Tezzazo HtOP5. Đây là dây truyền sản xuất gạch không nung mới giúp Công ty kiểm soát chất lượng gạch ép; tăng 30% sản phẩm/ngày so với thiết bị sản xuất gạch không nung cũ. Hiện, Công ty phục vụ tốt sản phẩm gạch không nung cho phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh. Công ty Cổ phần Bê tông Lai Châu được hỗ trợ dây chuyền sản xuất cột bê tông ly tâm dự ứng lực. Sau khi đổi mới công nghệ, Công ty giảm giá thành cột điện xuống 15% so với sản xuất truyền thống trước đây. 

Công nhân Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp và Thương mại Thủy Nam ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tôn chất lượng cao.

Công nhân Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp và Thương mại Thủy Nam ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tôn chất lượng cao.

Đến Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp và Thương mại Thủy Nam ở tổ 5, phường Tân Phong (thành phố Lai Châu) chúng tôi nhận thấy dây truyền công nghệ sản xuất tôn 1 tầng 11 sóng do Sở KH&CN hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động rất hiệu quả. Đây là công nghệ sản xuất tôn mới thay cho dây truyền cũ trước đây (sản phẩm tôn hay cong vẹo, phải chỉnh sửa, công suất chậm). Giờ đây, Công ty ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tôn chất lượng cao hơn trước như: sóng sâu hơn, có gân chắn nước. Mỗi năm, Công ty sản xuất 150 nghìn m2 tôn (tăng 70 nghìn m2 tôn/năm so với dây truyền cũ). Anh Phạm Văn Nam - Giám đốc Công ty cho biết: “Vừa qua, Công ty được Sở KH&CN chuyển giao hỗ trợ 300 triệu đồng thay thế dây truyền sản xuất tôn cũ kém hiệu quả trước đây sang sản xuất tôn 1 tầng 11 sóng. Đây là nguồn động viên lớn để chúng tôi sớm tiếp cận với dây truyền sản xuất tôn công nghệ cao trị giá hơn 1 tỷ đồng. Nhờ đó, Công ty đáp ứng sản phẩm tôn chất lượng tốt cho thị trường trong tỉnh; đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả”. 

Được biết, Sở KH&CN hướng dẫn các đơn vị thực hiện 6 dự án thuộc chương trình phát triển tài sản trí tuệ cấp Bộ KH&CN và cấp tỉnh về xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm đặc trưng của địa phương như: chè Tân Uyên, chè Tam Đường, gạo khẩu ký, nếp tan co giàng, tẻ râu và séng cù. Người dân ứng dụng công nghệ, kỹ thuật vào chọn giống cây trồng nông nghiệp, công nghiệp như: chè shan, chè kim tuyên, cây cao su; giống cá tầm, cá hồi, lăng, chiên. Ngoài ra, Sở KH&CN còn điều tra, đánh giá nhu cầu ứng dụng, đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp, hợp tác xã và cá nhân. Toàn tỉnh có 80 doanh nghiệp, hợp tác xã và 240 cá nhân sản xuất kinh doanh có nhu cầu đổi mới công nghệ thuộc các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, thương mại và dịch vụ.

Thời gian tới, Sở KH&CN tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và cá nhân ứng dụng KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Thu Minh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Nhiều biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh
Bệnh dại truyền nhiễm do vi-rút, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong nhóm bệnh truyền nhiễm, bệnh này sẽ gây tử vong 100% nếu không được tiêm phòng. Hầu hết các trường hợp bệnh dại hoặc nghi nhiễm...
Cán bộ mặt trận tiêu biểu
Nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy, đó không chỉ là nhận xét của cấp ủy, chính quyền địa phương dành cho bà Ngô Thị An - Trưởng Ban Công tác mặt trận, Phó Bí thư Chi bộ tổ dân phố số 8 (phường Quyết...