Thứ năm, 28/03/2024, 23:13 [GMT+7]

Cây xóa đói giảm nghèo

Thứ hai, 04/10/2010 - 17:29'
(BLC) - Đến nay, cây cao su đã khẳng định phát triển được ở c ác xã v ùng thấp huyện Sìn Hồ; xã Nậm Hàng (huyện Mường Tè); xã Hoang Thèn (huyện Phong Thổ)… thì cũng đồng thời khẳng định rằng bài toán chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiến tới xoá đói giảm đã có lời giải xác đáng.  
Nhân dân xã Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ) chăm sóc cây cao su.

Đi khắp vùng thấp của huyện Sìn Hồ và một vài xã của huyện Mường Tè, Phong Thổ đến đâu chúng tôi cũng được nghe những con số có thể nói là mơ ước về thu nhập của bà con. Những lao động phổ thông, làm việc theo thời vụ, hưởng lương công nhật thì xoàng xoàng cũng được đến 80.000 đồng/ngày, còn những người đã là công nhân chính thức thì trung bình cũng thu nhập hơn 3 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập "tầm tầm" như vậy cùng với con số 1.326 công nhân, chưa tính lao động thời vụ đa số là đồng bào dân tộc địa phương thì cây cao su đã làm được điều về mơ ước xoá đói giảm nghèo.

Anh Quàng Văn Trung (bản Pá Khôm 2 - xã Nậm Tăm - Sìn Hồ) cho biết: tôi là công nhân làm theo thời vụ của Công ty Cổ phần Cao su số 1 Lai Châu và thường được giao đổ bê tông cọc rào cho công ty. Mỗi cọc tôi được trả 6.000 đồng tiền công, trung bình mỗi ngày cũng làm được 20 cọc được trả khoảng 120.000 đồng, ngày cao điểm có thể được 30 cọc". Nghe bà con tại những nơi được coi là đói nghèo bậc nhất nói vậy tôi thấy mừng, bởi so với mức lương hơn 70.000 đồng/ngày của công chức chúng tôi thì đây cũng vẫn là con số mơ ước.
Cây cao su cũng mang tới những vận hội phát triển mới. Nhiều hàng, quán đã xuất hiện ở các xã. Còn nhớ năm 2008 tại xã Nậm Cuổi (Sìn Hồ) khi chúng tôi đến đưa tin về chiến dịch ra quân trồng cây cao su của lực lượng thanh niên tình nguyện của các huyện thị, tại đây chỉ sau vài ngày mưa, giao thông ách tắc mấy ngày mà gần 1.000 thanh niên tình nguyện phải đối mặt với cảnh hết gạo, hết rau vì không thể "tiếp tế" kịp. Thế nhưng hôm nay ở Nậm Cuổi đã có quán ăn sáng, ăn đêm, nhận làm cơm đặt…
Anh Nguyễn Khắc Vũ, cán bộ Công ty Cổ phần Cao su số 1 Lai Châu, người đã gắn bó với đất vùng thấp và đặc biệt là xã Nậm Cuổi ngay từ những ngày đầu đưa cây cao su đến đất này nhận xét: "Người dân phải có tiền mới có thể ăn quán. Khi họ biết ăn quán thì họ đã biết kiếm tiền để ăn. Tại nơi khó khăn như vậy thì việc đi làm công nhân cao su đã là một phong trào. Bây giờ là làm để đáp ứng nhu cầu trước mắt, trong tương lai sẽ là làm để tích luỹ, làm giàu". Ngạc nhiên hơn bây giờ tại trung tâm xã Nậm Tăm đã mọc lên các nhà nghỉ, thực phẩm tươi sống thì sáng nào cũng có. Khi vào xã chúng tôi còn gặp nhiều xe ôtô, xe máy của dân buôn chuyến miền xuôi lên đây đổ hàng...
Bà con bản Pá Khôm, xã Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ) tận dụng đất giữa hai hàng cây cao trồng hoa màu.
Không thể phụ lòng nhân dân trong vùng, cây cao su cũng đang mang lại cơ hội lớn cho người dân nơi đây. Mới đây thôi, Huyện đoàn Sìn Hồ và Công ty Cổ phần Cao su số 1 Lai Châu đã thống nhất chương trình phối hợp với Trường Trung cấp nghề tỉnh đào tạo bước đầu 200 đoàn viên, thanh niên tại các xã vùng thấp về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su. Tham gia chương trình này, mọi chi phí đào tạo sẽ do Công ty lo, khi kết thúc khoá đào tạo, 200 thanh niên này sẽ được nhận làm việc tại Công ty với mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng và chỉ trong tháng tới việc tuyển sinh sẽ được tiến hành.
Để khuyến khích nhân dân địa phương tham gia làm công nhân lâu dài, Công ty Cổ phần Cao su số 1 Lai Châu đã tạo điều kiện về ăn, ở, sinh hoạt cho công nhân. Ngoài khoản lương hàng tháng, công nhân ở đây cũng được đóng bảo hiểm đầy đủ, đúng luật, ngoài ra còn được tạo cơ hội để tiếp tục học tập, được tham gia các đoàn thể chính trị...
Đến thăm một dãy nhà ở của công nhân chúng tôi thấy những gian phòng kiên cố, khang trang, nền lát gạch hoa, tường sơn trắng bóng, giường tủ gọn gàng. Chưa có điện lưới nhưng Công ty đã bố trí máy phát điện để người công nhân đỡ vất vả, giữa cái nắng oi của vùng thấp Sìn Hồ.
Vốn không phải loài cây “ích kỷ”, dù dùng đất nhưng trong giai đoạn đầu cây cao su vẫn dành đất cho nhiều loài cây khác. Chúng tôi đã thấy có lúa nương, đậu, lạc, cỏ voi được trồng xen giữa các hàng cây cao su. Hiện nay, việc người dân tiến hành trồng xen canh các loại cây nông nghiệp trong diện tích cao su là rất phổ biến.
Anh Nguyễn Khắc Vũ cho biết: Công ty rất ủng hộ việc làm này vì nó làm lợi cho cả người dân và Công ty. Người dân vẫn có đất để canh tác còn công ty thì không phải lo đến việc phát cỏ, trông giữ cao su. Để khuyến khích người dân mở rộng mô hình này, Công ty đã phát các giống đậu, lạc cho bà con có nhu cầu, đồng thời phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện tập huấn, hướng dẫn bà con trồng cỏ voi, trồng lúa giữa hàng cây cao su.
Anh Quàng Văn Thương cũng ở bản Pa Khôm 2 cho biết: "Cũng không lo lắm về đất sản xuất sau khi góp đất trồng cao su vì vẫn có thể trồng thêm đậu, lạc, như vậy được lợi hai lần. Nhà tôi cũng trồng được 2 sào lạc, cây lên tốt lắm!"
Đến hết năm nay, diện tích cao su sẽ được Công ty Cổ phần Cao su số 1 Lai Châu trồng là khoảng 5.000ha. Cây cao su đang mang đến sự thay đổi đáng mừng cho những vùng đất mà nó xanh tươi.
Đến nay, Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu đã trồng được gần 5.000ha cây cao su. Trong đó năm 2008 trồng được 867,5ha; năm 2009 trồng được 2.214,43ha; năm 2010 đã đồng 1.012ha. Theo kế hoạch đến hết năm 2010 sẽ trồng được 2.000ha.
Hiện nay, Công ty đang tiếp tục chỉ đạo làm đất, trồng thêm diện tích cây mới và chăm sóc diện tích đã trồng.
Đã có hơn một nghìn công nhân được đào tạo và nhận làm việc tại công ty, trong đó ở xã Nậm Cuổi có hơn 100 lao động, Ma Quai gần 200 lao động, Nậm Tăm gần 100 lao động. Trong đó đa phần là người dân tộc địa phương.
Thu nhập bình quân đạt khoảng 3,5 triệu đồng/người/tháng.
+ Bà con bản Pá Khôm, xã Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ) tận dụng đất giữa 2 hàng cây cao su trồng thêm hoa màu.
+ Nhân dân xã Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ) làm cỏ, chăm sóc cây cao su.

 

Xuân Thi

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Nhiều khó khăn, vướng mắc
Từ ngày 10/7/2023 tại tỉnh Lai Châu nói riêng, cả nước nói chung đã triển khai, thực hiện đồng bộ liên thông thủ tục hành chính (TTHC) đối với 2 nhóm TTHC: đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú -...
Nhiệt tình với hoạt động đoàn
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, chị Lò Thị Kim Lệ - Bí thư Chi đoàn Tổ dân phố số 25, phường Đông Phong (thành phố Lai Châu) luôn hăng hái trong mọi hoạt động, phong trào đoàn, là gương sáng cho...