Thứ sáu, 19/04/2024, 12:09 [GMT+7]

Tăng trưởng trong phát triển kinh tế - xã hội

Thứ hai, 24/08/2020 - 10:40'
Những năm qua, tỉnh Lai Châu gặp không ít khó khăn do thiên tai, dịch bệnh xảy ra, nguồn lực đầu tư từ ngân sách Trung ương cho phát triển còn hạn chế; năng lực canh tranh của doanh nghiệp thấp. Tuy nhiên, với những chủ trương, định hướng đúng đắn, sát thực tế cùng sự năng động, sáng tạo trong công tác chỉ đạo điều hành, sự quyết tâm nỗ lực của các cấp, các ngành và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, các vấn đề xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh - quốc phòng đảm bảo.

Dấu ấn nổi bật nhất về phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đạt được trong 4 năm (2016-2019) và ước thực hiện năm 2020, trong số 9 nhóm chỉ tiêu chủ yếu (gồm 29 chỉ tiêu thành phần) của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, có 100% chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Điển hình là tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 11,5%/năm, GRDP bình quân đầu người trên 41,7 triệu đồng. Sản lượng tiếp tục lương thực có hạt đạt 220.000 tấn; 40,4% xã đạt chuẩn nông thôn mới; thu ngân sách trên địa bàn 2.206 tỷ đồng. 100% xã có đường ôtô đến trung tâm xã mặt đường được cứng hóa, trên 93,7% thôn, bản có đường xe máy, ôtô đi lại thuận lợi; 95,1% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 85,2% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.
Điểm nhấn là tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung với sự liên kết giữa người dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá cao, đặc biệt là ngành công nghiệp thủy điện, đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách tỉnh. Các ngành dịch vụ, thương mại tiếp tục phát triển, đặc biệt là ngành du lịch và kinh tế cửa khẩu có nhiều khởi sắc. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, Nhân dân được quan tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu; giữ vững an ninh trật tự; mỗi năm tỉnh đào tạo nghề cho 6.334 lao động.

Mô hình trồng rau thủy canh của Hợp tác xã Quyết Tâm tại bản Cắng Đắng (xã San Thàng, thành phố Lai Châu) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng chí Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Quan điểm của tỉnh là phát triển kinh tế - xã hội phải dựa trên lợi thế của từng địa phương, nhất là vận dụng linh hoạt các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương cũng như khai thác và phát huy tối đa nguồn lực trong Nhân dân, doanh nghiệp. Là tỉnh nông nghiệp ngoài sản xuất đảm bảo lương thực, tỉnh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển công nghiệp thủy điện, công nghiệp khai khoáng, phát triển về du lịch, dịch vụ thương mại, cửa khẩu là trọng tâm, trụ cột cho phát triển của kinh tế tỉnh”.
Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã ban hành 9 chính sách, 59 chương trình, đề án, nghị quyết, quyết định quan trọng để tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực. Ngoài nguồn vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tỉnh bố trí hơn 1.700 tỷ đồng vốn sự nghiệp để thực hiện các chính sách, đề án, nghị quyết đã ban hành, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Trong đó, bố trí 535,6 tỷ đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp; 392 tỷ đồng thực hiện đề án phát triển cây chè, cây quế, cây sơn tra, cây mắc-ca; 114 tỷ đồng thực hiện Nghị quyết về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; 58 tỷ đồng thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh các xã biên giới giai đoạn 2016-2020… Các chính sách được triển khai hỗ trợ trực tiếp đến người dân, từ đó thay đổi diện mạo từ thành thị đến vùng nông thôn; đời sống Nhân dân các dân tộc từng bước cải thiện đáng kể.
Về phát triển nông nghiệp, tỉnh tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, tập trung chuyển đổi diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, đặc biệt hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Lúa, ngô, cao su, chè, mắc-ca, nuôi cá nước lạnh. Chương trình xây dựng nông thôn mới có sự vào cuộc của hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ, chung sức của Nhân dân. Ước đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 38/94 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 15,5% tiêu chí/xã.
Ngành Công nghiệp cũng được tỉnh tập trung khai thác tiềm năng lợi thế như phát triển công nghiệp thủy điện, công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản… Trong đó, công nghiệp năng lượng đang là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất ngành công nghiệp toàn tỉnh (trên 90%). Tỉnh vận dụng nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và huy động nguồn lực từ khu vực doanh nghiệp, dân cư vào đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các tuyến giao thông chính, hạ tầng nông thôn, đô thị, hạ tầng xã hội… Nhờ đó, làm thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn của tỉnh.
Tỉnh chú trọng phát triển kinh tế vùng động lực, trong đó vùng 1 dọc quốc lộ 32, 4D gồm: thành phố Lai Châu, các huyện: Phong Thổ, Tam Đường, Tân Uyên và Than Uyên; vùng 2 kinh tế nông - lâm nghiệp sinh thái sông Đà gồm 2 huyện: Nậm Nhùn, Mường Tè và các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ; vùng 3 kinh tế cao nguyên Sìn Hồ gồm 9 xã vùng cao huyện Sìn Hồ.
Ông Lương Chiến Công - Chủ tịch UBND thành phố Lai Châu chia sẻ: “Giai đoạn 2016-2020, thành phố tận dụng khai thác tiềm năng, lợi thế của đô thị trẻ đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nổi bật là thu nhập bình quân đầu người đạt 53 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn bình quân hàng năm đạt 234 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,6%; thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố rà soát, điều chỉnh và xây dựng quy hoạch phát triển theo ngành, lĩnh vực, quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị phù hợp với tình hình mới. Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, thương mại kết hợp phát triển thương mại truyền thống với phát triển mạng lưới thương mại văn minh, hiện đại”.
Với những kết quả đạt được toàn diện trên các lĩnh vực trong giai đoạn qua sẽ tạo nền tảng vững chắc và cơ sở thực tiễn cho tỉnh tiếp tục khai thác tiềm năng về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển toàn diện, nhanh và bền vững.

Hà Tĩnh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Nhiều biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh
Bệnh dại truyền nhiễm do vi-rút, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong nhóm bệnh truyền nhiễm, bệnh này sẽ gây tử vong 100% nếu không được tiêm phòng. Hầu hết các trường hợp bệnh dại hoặc nghi nhiễm...
Cán bộ mặt trận tiêu biểu
Nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy, đó không chỉ là nhận xét của cấp ủy, chính quyền địa phương dành cho bà Ngô Thị An - Trưởng Ban Công tác mặt trận, Phó Bí thư Chi bộ tổ dân phố số 8 (phường Quyết...