Thứ năm, 25/04/2024, 12:58 [GMT+7]

Chú trọng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng biên giới

Thứ năm, 15/03/2018 - 10:44'
Là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu có hơn 265km đường biên tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Khu vực biên giới (KVBG) trải rộng trên địa bàn 4 huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ và Nậm Nhùn, với 23 xã, 231 thôn, bản gồm 10 dân tộc thiểu số sinh sống. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và sự giúp đỡ của các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp... những năm qua, KVBG Lai Châu có nhiều thay đổi không chỉ ở diện mạo, cảnh quan, hạ tầng cơ sở, mà còn làm cho đời sống của dân cư biên giới không ngừng được cải thiện.

Cán bộ Đội Vận động quần chúng Đồn Biên phòng Sì Lở Lầu tuyên truyền Luật Biên giới quốc gia trên đất liền tới người dân ở bản Tả Chải (xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ).

Có được kết quả này là nhờ vào những chủ trương, chính sách, chương trình, dự án...  đầu tư kịp thời và hiệu quả, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội. Bên cạnh đó, dưới sự lãnh đạo của Bộ Quốc phòng và cụ thể là Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và Tư lệnh Quân khu 2, lực lượng biên phòng Lai Châu đã và đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiếp tục đóng vai trò quan trọng tạo nên một dải biên giới vững chắc và toàn vẹn về chủ quyền lãnh thổ quốc gia, an ninh trật tự xã hội luôn đảm bảo, tình làng nghĩa bản thảo thơm, xứng đáng với niềm tin tưởng sâu sắc, chân thành của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, cấp ủy và chỉ huy các đồn biên phòng trong tỉnh Lai Châu đã tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 34/CT-BTL, ngày 24/6/2003 của Bộ Tư lệnh BĐBP về “Tổ chức phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự xóm, bản khu vực biên giới” và đặc biệt là triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 01/CT-TTg, ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”.

Cấp ủy, chỉ huy các đồn biên phòng đã tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã xây dựng kế hoạch tổ chức giới thiệu đường biên, mốc giới cho Nhân dân các xóm (bản, khu dân cư) để bà con nhận biết và đăng ký cam kết tham gia quản lý, bảo vệ theo địa giới hành chính xóm (bản) với chính quyền địa phương và đồn biên phòng. Nhân dân còn giúp đỡ BĐBP hàng ngàn ngày công làm đường tuần tra biên giới; tham gia cùng BĐBP đấu tranh ngăn chặn, xử lý có hiệu quả các hoạt động về xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới.

Lực lượng biên phòng đã và đang thực hiện tốt công tác đối ngoại biên phòng và ngoại giao Nhân dân, tích cực chủ động tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc trong KVBG nắm và hiểu nội dung 3 văn kiện pháp lý trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, các chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát đúng thủ tục, đúng nguyên tắc, nhanh gọn, thông thoáng, tạo điều kiện cho Nhân dân hai bên biên giới qua lại thăm thân, trao đổi hàng hóa, thông tin, thăm viếng lẫn nhau nhân dịp các ngày lễ lớn của 2 Nhà nước, các sự kiện trọng đại của 2 quốc gia và 2 lực lượng bảo vệ biên giới... góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, nhất là phối hợp giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp nảy sinh trên tuyến biên giới.

 Các đồn biên phòng và cấp ủy, chính quyền các xã trong KVBG đã xây dựng, ký kết quy chế phối hợp thực hiện phong trào, trong đó xác định đồn biên phòng là lực lượng chủ trì, nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, UBND xã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành các hoạt động tự quản của Nhân dân tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc. Định kỳ hằng tháng tổ chức giao ban, thông báo, trao đổi tình hình, cuối năm tổ chức sơ kết đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm thực hiện phong trào.

Tuy nhiên, dự báo tình hình trước những tác động trong nước và thế giới, với thực tế KVBG nói chung, trong đó có tỉnh Lai Châu còn nhiều khó khăn, tiếp tục đặt ra những vấn đề cần được các cấp ủy Đảng quan tâm sát sao, cụ thể, hiệu quả hơn nữa; cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn quân, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng vững chắc “thế trận lòng dân”, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Mặc dù đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng trên địa bàn biên giới vẫn còn không ít vấn đề đặt ra với yêu cầu xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, làm “trụ đỡ” vững chắc cho tiến trình rút ngắn khoảng cách giữa KVBG với các khu vực khác trong tỉnh.

Bên cạnh các giải pháp tại chỗ, sự phối hợp hiệu quả của lực lượng BĐBP trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở KVBG đã góp phần xây dựng vững chắc thế trận lòng dân nơi biên cương Tổ quốc. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, trong thời gian tới, công tác biên phòng trên địa bàn tỉnh Lai Châu cần nhanh chóng khắc phục một số mặt tồn tại như: công tác tuyên truyền, phổ biến cho Nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chưa được tiến hành thường xuyên, chưa sâu rộng đến mọi đối tượng; công tác phối kết hợp giữa các ngành, đoàn thể, lực lượng trong nắm tình hình và giải quyết vụ việc có lúc, có nơi chưa chặt chẽ; ý thức cộng đồng dân cư, việc chấp hành quy chế biên giới, quy ước thôn, bản của một bộ phận Nhân dân chưa cao; một số vụ việc vi phạm quy chế biên giới, gây rối trật tự an toàn xã hội trên địa bàn vùng sâu vẫn còn xảy ra.

Lai Châu là tỉnh khó khăn nhất của cả nước, kinh tế - xã hội phát triển chậm, là nơi cần những cán bộ năng động, sáng tạo, có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống, nhưng trình độ của cán bộ lại đang bất cập nhất. Ở những nơi thiếu cán bộ tại chỗ, nhất là xã vùng sâu, vùng xa, biên giới cần tăng cường cán bộ từ tỉnh, huyện về công tác. BĐBP đã có kinh nghiệm từ thực tế đưa sỹ quan biên phòng làm bí thư, phó bí thư Đảng ủy các xã biên giới mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định tình hình, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng lề lối làm việc tại địa phương, rất cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện giải pháp này.

Đồng thời, cần tiếp tục phối hợp tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả hơn nữa các chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh “Về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”. Cụ thể hóa Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của Bộ Tư lệnh BĐBP; của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về công tác biên phòng, biên giới; các kế hoạch hướng dẫn của cấp trên sao cho phù hợp với thực tế tại địa bàn từng huyện, từng xã và phù hợp với tập quán của từng dân tộc. Từ đó, tạo ra phong trào sâu rộng, tự giác, thường xuyên dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, tập trung của cấp ủy Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền, sự tham mưu, phối hợp thực hiện của lực lượng biên phòng 2 cấp (Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và các đồn Biên phòng), Ủy ban MTTQ, các ngành, đoàn thể các cấp cùng tham gia quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; mặt khác, giúp Nhân dân biên giới không ngừng vươn lên, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc ngay tại làng bản, quê hương.

Đỗ Ngọc An - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Trở về từ lầm lỡ
Những người đã một thời sa chân vào vũng lầy của thuốc phiện, ma túy mà rút chân lên được đã là đáng khâm phục. Nhưng có người còn tiếp tục vươn lên, trở thành điển hình, là đảng viên, bí thư chi...