Thứ năm, 18/04/2024, 19:22 [GMT+7]

Thủy quân lục chiến Mỹ giúp Nhật trong khủng hoảng

Thứ sáu, 01/04/2011 - 08:20'
Quân đội Mỹ hôm qua điều động một đơn vị thủy quân lục chiến chuyên xử lý các tình huống khẩn cấp về hạt nhân tới để trợ giúp Nhật giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay. 

Khoảng 155 lính thủy quân lục chiến thuộc Lực lượng Phản ứng với các sự vụ sinh hóa học (CBIRF) dự kiến sẽ rời Mỹ vào hôm nay và có mặt ở Nhật vào thứ sáu,AFP dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay.

Một cô gái Nhật khóc trong cuộc biểu tình hôm qua, phản đối công ty điện lực Tokyo Tepco - đơn vị điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. Nhà máy này rò rỉ phóng xạ sau khi bị động đất và sóng thần tấn công ngày 11/3. Ảnh: AFP.

Các binh sĩ này được đào tạo và huấn luyện để nhận dạng các chất hóa học, theo dõi mức độ phóng xạ và tẩy độc. Họ sẽ không tham gia vào chiến dịch bơm nước nhằm bình ổn nhiệt độ của các lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I vốn đang bị hư hại nghiêm trọng do bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần.

Hiện các quân nhân Mỹ ở Nhật phải đảm bảo được cách xa lò phản ứng bị hư hại 80 km, lớn hơn nhiều so với mức 20 km do chính phủ Nhật đưa ra.

Đơn vị đặc nhiệm CBIRF này "sẽ giúp về mặt kiến thức cho vị chỉ huy công tác kiểm soát lò ở hiện trường, và nếu cần, sẽ giúp cho lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong các lĩnh vực như hậu cần. hóa học, sinh học, hạt nhân và phòng độc", quan chức Mỹ nói trên cho biết.

CBIRF được huấn luyện để đối phó với hậu quả của các sự cố sinh học, phóng xạ, hạt nhân hoặc nổ lớn, thường trợ giúp các cơ quan cấp địa phương, bang và liên bang Mỹ trong việc đối phó với các sự cố loại này.

Hôm 17/3, Đô đốc Robert Willard, người chỉ huy các nỗ lực hỗ trợ của quân đội Mỹ đối với Nhật Bản sau thiên tai, cho biết 450 chuyên gia phóng xạ và thảm họa của Mỹ đang sẵn sàng triển khai, trong khi các đội công nhân và kỹ sư của Nhật mải miết bơm nước làm lạnh các lò phản ứng ở Fukushima I.

Hiện 15.000 binh sĩ Mỹ đang tham gia suốt ngày đêm vào các chiến dịch cứu hộ ở Nhật, chiến dịch này mang tên Operation Tomodachi, tức "bạn hữu".

Mỹ là đồng minh thân thiết và lâu dài với Nhật Bản, hiện có 47.000 binh sĩ đồn trú ở quốc đảo này.

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hôm nay có chuyến thăm đến Nhật Bản nhằm bày tỏ tình đoàn kết với quốc gia vừa hứng chịu thảm họa thiên nhiên và đang trong khủng hoảng hạt nhân.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy (trái) và Thủ tướng Nhật Naoto Kan. Ảnh: AFP.

Theo VnExpress

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Nhiều biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh
Bệnh dại truyền nhiễm do vi-rút, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong nhóm bệnh truyền nhiễm, bệnh này sẽ gây tử vong 100% nếu không được tiêm phòng. Hầu hết các trường hợp bệnh dại hoặc nghi nhiễm...
Cán bộ mặt trận tiêu biểu
Nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy, đó không chỉ là nhận xét của cấp ủy, chính quyền địa phương dành cho bà Ngô Thị An - Trưởng Ban Công tác mặt trận, Phó Bí thư Chi bộ tổ dân phố số 8 (phường Quyết...