Chủ nhật, 28/04/2024, 06:05 [GMT+7]

Cứu sống thai nhi cực nhỏ từ mẹ tiền sản giật

Thứ tư, 08/02/2012 - 09:07'
Mới mang thai ở tuần thứ 25, nhưng chị Kha, 43 tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội đã bị tiền sản giật. Chỉ cần mổ lấy thai là có thể cứu được mẹ nhưng khi đó cơ hội sơ sống của trẻ vô cùng mong manh vì tuổi thai còn quá nhỏ. 

Tiền sản giật là một chứng bệnh chỉ xuất hiện trong lúc thai nghén và thường xảy ra vào cuối thai kỳ với biểu hiện đặc trưng là tăng huyết áp, phù mặt... Bệnh cũng khá thường gặp và chỉ cần mổ lấy thai là bệnh của mẹ sẽ khỏi. Tuy nhiên trường hợp sản phụ 43 tuổi trên lại khiến các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đau đầu vì chị bị tiền sản giật sớm khi thai mới được 25 tuần. Nguyên nhân có thể do thai phụ tuổi đã cao và đây đã là lần mang thai thứ 4.

Đến khi xuất viện, cô bé nặng 650 gram đã tăng được hơn 500 gam nữa. 

Trước đó, chị Kha đã điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 4-5 ngày nhưng huyết áp vẫn tăng. Vì thế, bệnh nhân được chuyển sang Viện Tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai). Điều trị một tuần nhưng bệnh vẫn không cải thiện và chị được chuyển tiếp sang khoa Sản.

“Bác sĩ các khoa đã hội chẩn và quyết định cố giữ cho huyết áp tụt xuống, cố gắng thêm ngày nào được thì biết ngày đấy. Lý do là vì càng giữ cho bé ở trong bụng mẹ lâu bao nhiêu thì khả năng sống của bé cao lên bấy nhiêu”, Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết.

Tuy nhiên, được 10 ngày thì huyết áp của bệnh nhân tăng vọt lên 190/130, đe doạ tính mạng của cả mẹ và con. Vì thế, ngày 22/11, các bác sĩ quyết định mổ lấy thai ở tuần thứ 28, khi đó các bác sĩ nhi khoa đã đợi ngay ở bên ngoài để sẵn sàng cấp cứu cho bé.

Sau ca mổ, huyết áp của mẹ tụt xuống, con ra khỏi bụng mẹ huyết áp cũng tụt, điều này rất nguy hiểm. Hơn nữa, bé chỉ nặng 650 gam.

“Vì bé quá nhỏ nên việc thở máy, bơm thuốc giãn nở phổi gặp nhiều khó khăn, đặt ống nội khí quản bé nhất. Chưa kể trong suốt 3 tuần bé cũng chịu bệnh lý từ mẹ, khả năng xuất tiết đờm không có nên trẻ bị tắc nội khí quản rất nhiều, có lần bác sĩ phải bỏ ra đặt lại đến 2 lần”, phó giáo sư Dũng kể lại.

Bên cạnh đó, trong quá trình thở máy, các bác sĩ phải luôn giữ cho nồng độ ôxy ở mức thấp nhất có thể được, thậm chí về sau là thở máy không ôxy, để trẻ thở bằng khí tự nhiên. Vì nếu ôxy trong máu cao quá, sẽ dẫn đến hiện tượng co mạch, hạn chế dòng máu mang chất dinh dưỡng đến nuôi các bộ phận trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên nhờ cấp cứu ban đầu hiệu quả, sự phối hợp hiệu quả của các khoa tim mạch, sản, nhi, nên sau gần 20 ngày điều trị, bệnh nhi đã trở nên cứng cáp hơn với cân nặng 1,2 kg, tự thở, tự bú bình được. Ngày 6/2 bé đã được xuất viện mà không hề bị bệnh lý võng mạc ở trẻ sơ sinh hay gặp các vấn đề về tim, phổi, não… Tuy nhiên, bé sẽ vẫn phải đến bệnh viện định kỳ kiểm tra.

“Bệnh viện từng cứu nhiều trẻ sinh non khác nhưng trường hợp này đặc biệt hơn cả vì đây là em bé nhẹ cân nhất của bà mẹ bị tiền sản giật”, phó giáo sư Dũng chia sẻ.

Trước đó, năm 2010, Bệnh viện Phụ sản trung ương đã cứu sống một bé bị sinh non, chỉ nặng 500 gram, là ca sinh non nhẹ cân nhất được nuôi sống từ trước đến nay tại Việt Nam.

Theo VnExpress

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Đa dạng hình thức phát triển kinh tế
(BLC) - 16 năm nay anh Nguyễn Xuân Oanh ở thôn Thống Nhất (thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ) đã có nhiều việc làm thiết thực cùng với người dân giữ gìn màu xanh cho các cánh rừng vừa phát triển...