Thứ bảy, 27/04/2024, 21:56 [GMT+7]

Rắn hổ mang - vị thuốc quý hiếm trị thoái hóa cột sống

Thứ tư, 10/08/2011 - 14:57'
Rắn là một loại động vất quý và đầy bí hiểm. Hình ảnh con rắn đã gắn liền với ngành Y - dược hàng ngàn năm nay.

Rắn - vị thuốc của thần y!

Không phải vô cớ mà rắn lại được “ưu ái” đến thế. Theo thần thoại Hy Lạp, vị thần y Asklepios khi đi chữa bệnh cho dân nghèo luôn mang theo mình 1 cây gậy có đầu thô ráp trên có 1 con rắn quấn quanh. Ở Ấn độ và nhiều quốc gia khác, rắn được tôn thờ như một vị thần.

Rắn hổ mang - vị thuốc quý hiếm trị thoái hóa cột sống

Tác dụng chữa bệnh thoái hóa cột sống từ rắn hổ mang

Rắn hổ mang là chúa tể của loài rắn. Rắn hổ mang còn có tên gọi là hổ lửa, hổ phì, tên khoa học là Naja Naja, thuộc Họ Rắn hổ (Elapidae). Theo Đỗ Tất Lợi (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam), cao rắn hổ mang có vị ngọt, hơi mặn, tính ấm, là vị thuốc bổ mạnh gân cốt, trục phong hàn, có công dụng chữa những bệnh viêm khớp, thấp khớp, thần kinh đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại …

Vì thế, người dân từ xưa nay thường ngâm rắn kết hợp các vị thuốc khác để điều trị bệnh thoái hóa xương khớp, thoái hóa cột sống, vôi gai đốt sống, phong tê thấp, đau thần kinh tọa và còn uống như một vị thuốc bổ, tăng cường sinh lực.

Theo y học hiện đại, cao rắn hổ mang chứa nhiều acid amin, saponozit, protit và dinh dưỡng thiết yếu giúp nuôi dưỡng và bền vững các dây chằng, tăng cường hoạt dịch cho khớp và tái tạo sụn khớp, phục hồi ổ viêm.

Theo chuyên gia Phạm Hưng Củng, nếu có được nguồn rắn hổ mang để làm thuốc trị thoái hóa cột sống thì đó là một niềm vui bất ngờ cho những người mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, giống như khi nấu cao hổ cốt thì người ta phải cho thêm cao xương dê và các vị thảo dược. Đối với các sản phẩm được bào chế từ cao rắn hổ mang để trị bệnh xương khớp, việc bổ sung thêm thêm cao xương dê và các vị thuốc nam giúp mang lại tác dụng cộng hợp và tối ưu hiệu quả điều trị, giảm đau nhanh, khuếch tán hoạt chất đến tổ chức sụn khớp và đốt sống bị tổn thương.

Từ lý thuyết khoa học đến kinh nghiệm dân gian quả là có sự trùng hợp khi chúng tôi lên trại rắn của nhà rắn gia truyền Nguyễn Quyết (Vĩnh Phúc).

Ông Nguyễn Văn Quyết cho hay: “Bí quyết nuôi rắn và bào chế bài thuốc trị thoái hóa xương khớp và cột sống của gia đình tôi với thành phần chính là cao rắn hổ mang, cao xương dê và các vị thuốc nam đã được truyền qua nhiều đời nay. Sản lượng làm ra không đủ để cung ứng vì vừa làm xong đã có nhiều doanh nghiệp, cá nhân từ Đài loan và Hàn Quốc mua hết”.

Nguồn rắn hổ mang ở đâu ?

Loài rắn càng ngày càng hiếm và rắn hổ mang lại càng hiếm hơn. Thậm chí hiện nay, nhà nước đã có pháp lệnh cấm săn bắt rắn. Khi nguồn rắn thiên nhiên đã khan hiếm thì rất may mắn đã có các trại nuôi rắn được phát triển, nổi tiếng như trại rắn Vĩnh Sơn (Phú Thọ), trại rắn Đồng tâm (Tiền Giang).

“Nuôi rắn là nghề rất khó, nuôi rắn hổ mang lại càng phải cầu kỳ và vất vả. Nhưng đây là một loài thuốc quý nên chúng tôi vẫn quyết tâm nuôi bằng được”, ông Nguyễn Văn Quyết chia sẽ.

Một đề tài nghiên cứu thành công

Sau nhiều năm nghiên cứu, đã có một đề tài nghiên cứu thành công và Bộ y tế đã cấp phép và cho ứng dụng đưa ra thị trường thành sản phẩm với nhãn hiệu Bách Xà (trăm con rắn) có số đăng ký 3214/2011/YT-CNTC do Công ty Nam Dược sản xuất và phân phối.

Bách xà với thành phần từ cao rắn hổ mang, cao xương dê và các vị thuốc Nam dùng được cho người đau nhức xương khớp, đau vai gáy, đau cổ, đau cột sống, đau thần kinh tọa, chân tay tê nhức, người mệt mỏi.

 

Theo Gia Đình & Xã Hội

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Đa dạng hình thức phát triển kinh tế
(BLC) - 16 năm nay anh Nguyễn Xuân Oanh ở thôn Thống Nhất (thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ) đã có nhiều việc làm thiết thực cùng với người dân giữ gìn màu xanh cho các cánh rừng vừa phát triển...