Thứ ba, 30/04/2024, 14:43 [GMT+7]

Từng bước đáp ứng yêu cầu của nền hành chính hiện đại

Thứ sáu, 10/06/2016 - 16:36'
(BLC) – Để từng bước xây dựng nền hành chính hiện đại, những năm qua tỉnh Lai Châu tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) vừa thực sự có năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cao, bản lĩnh chính trị vững vàng vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài.

Theo đó, công tác đào tạo bồi dưỡng được tỉnh quan tâm triển khai thưc hiện theo tinh thần Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015. Trên cơ sở đó, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh chú trọng triển khai thực hiện chương trình nâng cao trình độ cho CBCC, trọng tâm của chương trình là đổi mới toàn diện công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Mạng lưới trường lớp học được quan tâm đầu tư, chất lượng giáo dục được nâng lên, hệ thống các cơ sở đào tạo từng bước được củng cố kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động, giai đoạn 2011 – 2015 đã đào tạo được hơn 27.309 lượt người. Trong đó: đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ 2.475 lượt người, bồi dưỡng 24.834 lượt người; đào tạo sau đại học 286 người, tiến sỹ 12 người. Công tác xét cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn quy định.

Một giờ học tiếng Mông của cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh do Trung tâm Ngoại ngữ tin học - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu tổ chức.

Cùng với công tác đào tạo, bồi dưỡng, cơ quan chức năng cùng cấp đã chủ động tham mưu cho cấp ủy thực hiện việc luân chuyển cán bộ cấp huyện về cấp xã, từ cấp xã lên huyện. Công tác luân chuyển cán bộ được tiến hành thận trọng, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy trình. Hầu hết cán bộ luân chuyển về cơ sở đều nhanh chóng tiếp cận với tình hình thực tế của địa phương, củng cố tổ chức Đảng và xây dựng chính quyền vững mạnh, phát huy được năng lực, sở trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Một số huyện đẩy mạnh luân chuyển cán bộ xuống cấp xã: thành phố Lai Châu, huyện Tam Đường, Tân Uyên, Phong Thổ.

Được đánh giá là một trong những cán bộ xã năng động, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa, đồng chí Vũ Thanh Xuân – Bí thư Đảng ủy xã Khổng Lào (huyện Phong Thổ) chia sẻ: “Năm 2015, tôi được điều động từ Ban Tổ chức Huyện ủy về nhận nhiệm vụ mới tại xã Khổng Lào. Cùng với bám nắm cơ sở, hàng tháng tôi cùng Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của xã họp, đánh giá, phân hoại hộ nghèo và tìm giải pháp khắc phục những khó khăn vướng mắc cần tháp gỡ. Trên cơ sở đó, phân công cán bộ, các ban, ngành, đoàn thể giúp đỡ hộ nghèo, đối với các hộ thiếu lao động mà có đất sản xuất thì lập danh sách để hỗ trợ máy móc nông cụ đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Các hộ thiếu vốn thì xét cho vay vốn. Còn đối với những hộ không có lao động, không có đất sản xuất mà già yếu, bệnh tật thì vận động các doanh nghiệp, tổ chức phi Chính phủ, các hộ kinh doanh buôn bán trên bàn quan tâm giúp đỡ... Đồng thời xã cũng thường xuyên cử cán bộ khuyến nông, lâm bám sát cơ sở nhằm tập huấn, hướng dẫn những kiến thức mới, tổ chức các mô hình thí điểm… Từ đó giúp Nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, giá trị cây trồng, vật nuôi. Nhờ đó, chương trình xóa đói giảm nghèo của xã đạt hiệu quả tích cực. Năm 2014, tỷ hộ nghèo của xã là 218 hộ, đến cuối năm 2015 giảm xuống còn 160 hộ, bà con tin tưởng vào chủ trương, đường lối, một lòng theo Đảng, tích cực tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương”.

Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, chất lượng đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở của tỉnh ngày càng nâng lên nhờ được đào tạo, bồi dưỡng cả về trình độ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm công tác và năng lực thực thi công vụ, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 30% năm 2010 lên 40,1% vào năm 2015, tăng 10,1%; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 21% năm 2010 lên 29,5% năm 2015. Toàn tỉnh có 29.105 CBCC, trong đó, CBCC có trình độ đại học và trên đại học đạt 72,25%, tăng 24,53%; viên chức có trình độ đại học và trên đại học 31,41%, tăng 16,26% so với năm 2010.

Có thể khẳng định, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC được quan tâm lãnh, chỉ đạo đã góp phần xây dựng đội ngũ CBCC trong tỉnh “vừa hồng, vừa chuyên”, từ đó xây dựng bộ máy công quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh, phục vụ Nhân dân ngày một tốt hơn.

Tiến Thành

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Đa dạng hình thức phát triển kinh tế
(BLC) - 16 năm nay anh Nguyễn Xuân Oanh ở thôn Thống Nhất (thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ) đã có nhiều việc làm thiết thực cùng với người dân giữ gìn màu xanh cho các cánh rừng vừa phát triển...