Chủ nhật, 05/05/2024, 17:02 [GMT+7]

Tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh

Thứ tư, 06/11/2013 - 20:25'
(BLC) - Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND yêu cầu các Sở, Ban, Ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã thực hiện một số nội dung sau:
  1. Ban Chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp.

Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công tác bảo đảm ATTP; phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh ATTP các cấp trong công tác tham mưu bảo đảm kịp thời, thường xuyên cho cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ về vệ sinh ATTP; chỉ đạo quản lý ATTP phải thực hiện theo nguyên tắc: Bảo đảm an toàn ở tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh, chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu dùng thực phẩm.

2. Sở Y tế - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Vệ sinh ATTP tỉnh.

Đoàn Kiểm tra Liên ngành VSATTP huyện Tham Uyên kiểm tra hàng hóa tại Cửa hàng của chị Đỗ Thị Thêu ở khu 2, thị trấn Than Uyên (huyện Than Uyên).

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan thông tin truyền thông, các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về ATTP, cảnh báo sự cố ngộ độc thực phẩm phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng.

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Vệ sinh ATTP tỉnh; đôn đốc các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo tích cực thực hiện có hiệu quả các hoạt động bảo đảm Vệ sinh ATTP theo sự phân công của Trưởng ban; kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định pháp luật về ATTP theo phân cấp của Bộ Y tế và chỉ đạo của UBND tỉnh.

 

 

- Tăng cường quản lý việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời triển khai sơ cấp cứu, phòng chống ngộ độc thực phẩm; tổ chức điều tra, khắc phục và giải quyết hậu quả ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

- Làm đầu mối tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện các hoạt động triển khai công tác ATTP định kỳ hoặc đột xuất về Ban Chỉ đạo Vệ sinh ATTP tỉnh, UBND tỉnh.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm; ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực phân công quản lý.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về ATTP; thanh tra, kiểm tra, giám sát sản phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; xử lý nghiêm các cơ sở có hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh ATTP theo quy định.

- Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản bảo đảm vệ sinh ATTP.

- Phối hợp với Sở Y tế trong điều tra, khắc phục và giải quyết hậu quả ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.

- Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

4. Sở Công thương.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động, sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh theo lĩnh vực quản lý.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về ATTP, thanh tra, kiểm tra sản phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công thương.

- Tăng cường việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công thương và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý.

- Có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế trong điều tra, khắc phục và giải quyết hậu quả ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.

5. Sở Khoa học & Công nghệ.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan kiểm tra, rà soát việc thực hiện các quy định về quản lý chất lượng, tiêu chuẩn và nhãn mác sản phẩm thực phẩm theo quy định của Nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra nhãn mác, chất lượng hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

6. Công an tỉnh.

Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh ATTP của các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Kịp thời phát hiện, xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh ATTP.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đặc biệt là các cơ sở có bếp ăn tập thể chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về ATTP, thực hiện ký cam kết và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo đủ điều kiện ATTP.

- Phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP cho đội ngũ giáo viên, sinh viên, học sinh và nhân viên phục vụ tại các bếp ăn tập thể. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo Vệ sinh ATTP tại các bếp ăn tập thể theo lĩnh vực quản lý.

8. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với các lực lượng Hải quan, Công an, Y tế và các ngành liên quan kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh hàng hóa, đặc biệt là ngăn chặn việc nhập lậu hàng thực phẩm qua biên giới vào nội địa. Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và thực hành về ATTP, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho cán bộ và chiến sỹ và đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động sơ cấp cứu, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn phụ trách.

9. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Lai Châu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP phù hợp cho từng địa bàn, đối tượng; tăng thời lượng tin, bài, thời gian phát sóng, kịp thời thông tin các hoạt động về ATTP, các cơ sở thực phẩm và sản phẩm thực phẩm không đảm bảo ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, nâng cao cảnh giác trong việc lựa chọn, đồng thời khuyến khích người tiêu dùng sử dụng thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

10. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.

Tham mưu cho UBND tỉnh đảm bảo nguồn kinh phí và các nguồn lực cần thiết cho các công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh.

11. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn tỉnh.

Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tăng cường công tác vận động, giáo dục, đẩy mạnh phát động các phong trào bảo đảm ATTP gắn với cuộc vận động xây dựng thôn, bản, khu phố, xã văn hóa,… nhằm khuyến khích hình thành hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trong cộng đồng. Phối hợp với ngành chuyên môn, tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức ATTP cho cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân để phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về ATTP; chỉ đạo Ban chỉ đạo cùng cấp, các ngành chức năng, các xã, phường thị trấn, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, tạo sự chuyển biến về hành vi an toàn thực phẩm. Chú trọng nâng cao nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của ATTP đối với đời sống xã hội, đến sức khỏe con người, sự phát triển giống nòi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phát động phong trào toàn dân thực hiện tốt công tác ATTP lồng ghép với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tạo sự chuyển biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa bảo đảm ATTP.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP. Phát hiện kịp thời, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự việc bất thường về ATTP. Kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

- Phối hợp với các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Vệ sinh ATTP của tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nhằm ngăn chặn, phát hiện xử lý, khắc phục các sự việc có liên quan đến đảm bảo ATTP; bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ cho việc triển khai các hoạt động bảo đảm ATTP tại địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này; chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm ATTP trên phạm vi địa bàn, đơn vị quản lý; định kỳtheo quy định hoặc đột xuất báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Tường Vy (theo Chỉ thị số 15/CT-UBND tỉnh)

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Phòng ngừa đuối nước cho trẻ em
Mặc dù chưa đến kỳ nghỉ hè nhưng những ngày qua, rất nhiều trẻ em trên địa bàn tỉnh tự tắm tại sông, suối, ao, hồ không có sự theo dõi, quản lý của người lớn. Do đó, rất cần sự quan tâm của mỗi...
Tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Trung tá quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Lê Thế Thành - Chủ nhiệm Nhà văn hóa, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, không chỉ gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ mà còn đi đầu trong công tác tuyên...