Thứ tư, 08/05/2024, 00:22 [GMT+7]

Bài 2: Tạo đà xây dựng Than Uyên phát triển toàn diện

Thứ tư, 13/09/2023 - 15:52'
(BLC) - Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” (Nghị quyết 25), huyện Than Uyên đã gặt hái được nhiều “hoa thơm, trái ngọt”. Qua đó, tạo bước đệm vững chắc, đà tiến để Than Uyên phát triển toàn diện, trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025.

* Bài 1: Hướng về cơ sở, gần dân, sát dân

1

Lan toả, nhân rộng hàng nghìn mô hình “Dân vận khéo”

Theo đánh giá của huyện Than Uyên, kết quả nổi bật và quan trọng nhất sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 25 là đưa các mô hình “Dân vận khéo” trở thành phong trào “Dân vận khéo” trên địa bàn huyện ở tất cả lĩnh vực. Từ năm 2013 đến nay, toàn huyện có 873 lượt tập thể, 2.623 lượt cá nhân đăng ký mô hình “Dân vận khéo”. Kết quả bình xét có 423 lượt tập thể  và 1.426 lượt cá nhân được công nhận và biểu dương điển hình “Dân vận khéo”. Trong đó 803 mô hình thuộc lĩnh vực phát triển kinh tế; 720 mô hình liên quan đến văn hóa, xã hội; 351 mô hình về xây dựng hệ thống chính trị và 119 mô hình quốc phòng, an ninh.

2

Về bản Sắp Ngụa, xã Phúc Than hôm nay, chúng tôi thấy được sự “thay da đổi thịt” của vùng quê nghèo khó năm nào. Nếp sống mới trong bản 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống được bà con duy trì thực hiện tốt. Nhiều hộ dân theo đạo trái pháp luật đã quay trở lại lập bàn thờ tổ tiên. Các hủ tục, tệ nạn xã hội dần được đẩy lùi.

Ở Mường Cang hiện tại, các mô hình “Dân vận khéo” được cụ thể hóa, gắn với phong trào thi đua “làm kinh tế giỏi”, xây dựng bản văn hoá, văn minh, tiến bộ; cùng gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc qua những câu lạc bộ, đội văn nghệ bản. Phát huy khối đại đoàn kết của cả hệ thống chính trị, Nhân dân từ già tới trẻ để lan toả, nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, đề án, nhất là Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

4

Hàng nghìn mô hình “Dân vận khéo” trên địa bàn huyện Than Uyên được xây dựng, duy trì và nhân rộng không những cho thấy sự thay đổi trong “nếp nghĩ, cách làm” của người dân. Mà ở đó còn thể hiện rõ trách nhiệm, vai trò của các cấp, các ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, nhất là tinh thần nêu gương của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên được nâng cao. Công tác tiếp xúc, tiếp dân, đối thoại trực tiếp với Nhân dân được cấp uỷ, chính quyền thực hiện thường xuyên tạo sự đồng thuận cao trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.

Quyết tâm xây dựng Than Uyên đổi mới, phát triển toàn diện

Như lời chia sẻ của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Than Uyên - Lê Thị Kim Ngân, những mô hình “Dân vận khéo” khi thực hiện Nghị quyết 25 lan toả thành phong trào “Dân vận khéo” đã giúp cho huyện thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, XVII và nửa nhiệm kỳ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đều đạt và vượt chỉ tiêu. Nổi bật trong đó là cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; quốc phòng, an ninh được giữ vững; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được thực hiện trên cả 3 phương diện: chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Cho đến nay, toàn huyện đã hình thành được các vùng lúa sản xuất hàng hoá tập trung; vùng nguyên liệu chè; mở rộng vùng trồng cây ăn quả trong nhà màng, theo tiêu chuẩn VietGap; phát triển 3 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản; 26 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên; 7/11 xã đạt nông thôn mới. Phục dựng 4 lễ hội và không gian văn hoá truyền thống của các dân tộc: Thái, Mông, Dao, Khơ Mú. Phát triển hơn 10 điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Dự ước đến cuối năm 2023 thu nhập bình quân đầu người đạt 45,5 triệu đồng (tăng 34,5 triệu đồng so với năm 2013), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,02%.

5

Phát huy những kết quả đạt được của 10 năm thực hiện Nghị quyết 25, huyện Than Uyên tiếp tục đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống với khẩu hiệu hành động “Đồng hành cùng Nhân dân mỗi tháng một việc”; thực hiện tốt phương châm “Trọng dân, gần dân, học dân, hiểu dân, sát dân”, “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Gắn các mô hình “Dân vận khéo” với các phong trào thi đua yêu nước: “Làm kinh tế giỏi”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”...

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác dân vận và thực hành dân chủ trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với các nghị quyết chuyên đề của huyện về phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với du lịch cộng đồng giai đoạn 2020 - 2025. Phát huy vai trò của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt vai trò chủ thể của Nhân dân cùng tham gia các mô hình “Dân vận khéo”.

Hiện tại, các cấp, các ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị và Nhân dân huyện Than Uyên cùng đoàn kết, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Lấy kết quả của 10 năm thực hiện Nghị quyết 25 làm bàn đạp; qua đó, từng bước làm thay đổi diện mạo của nông thôn địa phương khởi sắc, phát triển toàn diện, phấn đấu 11/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2023, trong đó có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

5

Đinh Đông - Ngọc Duy

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Thiếu nước sinh hoạt ở Nà Bỏ
Đã được Nhà nước đầu tư xây dựng 2 hệ thống đường ống dẫn nước từ đầu nguồn cùng với một mó nước ở giữa bản nhưng nhiều tháng nay các hộ dân bản Nà Bỏ (xã Bản Giang, huyện Tam Đường) không có nước...
Trọn chữ “tâm” với hoạt động công đoàn
(BLC) - Theo danh sách những điển hình trong hoạt động công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh cung cấp, chúng tôi tìm gặp chị Bùi Thị Kim Liễu (Quản đốc Nhà máy chế biến Chè Lai Châu, Chủ tịch Công...