Thứ ba, 07/05/2024, 17:06 [GMT+7]

Thủy điện xả lũ gây thiệt hại cho dân, ai chịu trách nhiệm?

Thứ ba, 15/11/2016 - 14:51'
Một trong nhiều vấn đề được đại biểu quan tâm và chất vấn Bộ trưởng Công thương sáng nay, là việc phát triển thủy điện ảnh hưởng tới hệ môi trường sinh thái, đặc biệt thực tế xả lũ gây thiệt hại nặng nề cho người dân những vùng hạ du. Ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho dân và giải pháp tới đây của Bộ là gì?

Đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) chất vấn Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh về việc xả lũ của các thủy điện đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân vùng hạ du.

Từ những sai phạm trong quy trình vận hành các công trình Thủy điện Hố Hô và Thủy điện An Khê Kanak, đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) đề nghị Bộ trưởng Công thương cho biết sẽ xử lý như thế nào? Bao giờ người dân sẽ nhận được đền bù thiệt hại?

Chưa bao giờ tính mạng người dân lại mỏng manh trước thiên tai đến thế. Chết người và trắng tay là hệ quả đau lòng mà người dân vùng hạ lưu các đập thủy điện phải gánh chịu

Đại biểu Trần Thị Dung cũng đề nghị Bộ trưởng làm rõ việc việc thực hiện rà soát quy hoạch các công trình thủy điện theo Nghị quyết 62 năm 2000 của QH khóa XIII được thực hiện đến đâu?

“Những bất cập xoay quanh cái được gọi là “vận hành đúng quy trình” tại các nhà máy thủy điện đó” - đại biểu Dung đề nghị Bộ trưởng có thể cho biết trong thời gian tới, có được loại bỏ không và người dân liệu có được sống trong môi trường an lành không? Giải pháp của Bộ trưởng trong vấn đề xả lũ như thế nào?

Trả lời nội dung chất vấn của đại biểu Dung, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, đối với vấn đề về thủy điện Hố Hô và thủy điện An Khê Kanak cũng như dự án về thủy điện thì trước khi phiên họp Quốc hội khai mạc Bộ Công thương thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Công thương đã có báo cáo dài gần 20 trang để báo cáo cụ thể về việc triển khai thực hiện nghị quyết số 62 của Quốc hội nhiệm kỳ trước và đã báo cáo đánh giá rất toàn diện và đầy đủ về các nội dung liên quan đến việc triển khai Nghị quyết 62 của Quốc hội. Trong đó bao gồm công tác quản lý về quy hoạch cho đến việc thông qua các chủ trương đầu tư, quản lý các dự án đầu tư cũng như phân cấp quản lý các dự án thủy điện ở các địa phương trong tất cả các khía cạnh cả việc bảo đảm an toàn của thủy điện, cũng như trong quy trình xả lũ, các phương án để bảo đảm chống lũ lụt ở hạ du, các vấn đề về quản lý nhà nước nói chung và phân cấp cho địa phương. Vì vậy đề nghị đại biểu tham khảo thêm các nội dung này để nắm thông tin tổng thể chung vấn đề về thủy điện và hệ thống thủy điện tại Việt Nam.

Về vấn đề thủy điện Hố Hô, thủy điện An Khê Kanak và các công trình thủy điện khác, Bộ trưởng khẳng định: “Chúng ta không phát triển thủy điện bằng mọi giá, cũng như không phát triển về các dự án bằng mọi giá, kể cả trong lĩnh vực năng lượng và các lĩnh vực khác. Đây là quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cũng như thể hiện của Chính phủ”.

“Đối với thủy điện, về cơ bản đã khai thác hết những tiềm năng thủy điện lớn của đất nước, các thủy điện nhỏ và vừa căn cứ theo chỉ đạo trong Nghị quyết 62 của Quốc hội” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ.

Dẫn Báo cáo gửi Chính phủ về kiểm tra vận hành xả lũ, Bộ Công thương khẳng định quy trình xả thủy điện Hố Hô là đúng quy trình vận hành hồ chứa. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Chiến (Hà Nội) chất vấn Bộ trưởng Công thương là tại báo cáo này, Bộ cũng báo cáo Hố Hô chưa đảm bảo quy trình thông tin thì tại sao Bộ Công thương vẫn kết luận là đúng quy trình?!

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Chiến cho rằng trong báo cáo trước đây đều nói Bộ Công Thương có trách nhiệm gì đối với tập thể, cá nhân có liên quan và trách nhiệm gì trong việc xây dựng quy trình mang tính trên giấy để ảnh hưởng nhiều đến đời sống nhân dân, thiệt hại lớn? Vấn đề này không mới, nhưng cho đến nay đã càng ngày càng trầm trọng hơn- và mãi ko thực hiện được.

Giải đáp thắc mắc về quy trình vận hành xả lũ tại thủy điện Hố Hô, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy có báo cáo không được biết chuyện này, và chúng tôi có kiểm tra trên thực tế đồng chí bí thư không được biết gì là vì do thủy điện không báo mà lại báo cho Ủy ban Phòng chống lụt bão của địa phương theo quy định của pháp luật.

“Chúng tôi không có ý nói trách nhiệm của địa phương đến đâu, nhưng trên thực tế Ủy ban Phòng chống lụt bão của địa phương và phòng chống cứu nạn là cơ quan đầu mối của chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trong việc điều hành phòng chống lụt bão cũng như không tra hoạt động của thủy điện trong xả lũ” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ngoài ra, khi chúng tôi kiểm tra cũng thấy thủy điện Hố Hô trong quá trình xả lũ có báo cho lãnh đạo các địa phương vùng hạ du. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, có một số vấn đề mất điện, hiện trạng khiến thông tin không đến được các lãnh đạo địa phương, có lãnh đạo địa phương ko nghe máy.
“Như vậy quy trình cũng có vấn đề, chắc chắn thời gian tới sẽ có kiểm tra toàn bộ về quy trình xây dựng, xả lũ cũng như hệ thống pháp lý” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định.

Đại biểu Phú Yên đặt câu hỏi tiếp: Bộ trưởng nói việc xã lũ các nhà máy thủy điện đã thông báo đến địa phương theo đúng quy định pháp lý, tuy nhiên Thủy điện An Khê xả lũ bất ngờ, nhân dân không biết dẫn đến thiệt hại nặng nề, lãnh đạo địa phương và UB phòng chống lụt bão không biết, vậy Bộ trưởng cho biết câu trả lời? Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, sẽ trả lời câu hỏi này bằng văn bản gửi trực tiếp tới đại biểu.

Liên quan đến việc xả lũ của Thủy điện Hố Hô, An Khê Kanak, Bộ Công thương đã chủ động tổ chức các đoàn đi kiểm tra ngay khi có lũ về và có nhu cầu xả lũ ở Hố Hô hay An Khê Kanak… để kiểm tra, đánh giá cụ thể.

Trên thực tế cho thấy, Bộ trưởng cho biết, quy trình có nhưng việc chấp hành các quy trình nhiều khi còn máy móc và nguyên tắc. Tí dụ, như nguyên tắc của xả lũ của hồ thủy điện thì chủ hồ, chủ đập thủy điện phải có nhiệm vụ thông báo cho chính quyền địa phương, cho phòng chống lụt bão địa phương và các xã, địa phương ở hạ lưu, nhưng lại không nói rõ trong quy định đó là việc thông báo đó dưới hình thức nào và bảo đảm yêu cầu như thế nào?
Nhiều khi, các chủ đập, chủ hồ thủy điện thông báo không đầy đủ tất cả các chủ hồ thủy điện vì lý do mất điện hoặc lý do đánh kèn báo động nhưng mà không nghe thấy, dẫn đến tình trạng phối hợp chưa tốt giữa chủ đập thủy điện và các chính quyền địa phương. Đặc biệt là trong các phương án phòng, chống lụt bão được phê duyệt.

Vấn đề nữa là trên thực tế, chúng tôi nói có các phương án phòng, chống lụt bão kể cả xả lũ nhưng việc tổ chức diễn tập thực hiện mà đây là trong quy định của pháp lý là không tổ chức thực hiện ở các địa phương, dẫn đến tình trạng trên thực tế là khi có sự cố xảy ra, có những trường hợp xảy ra thì việc thực hiện tổ chức đó không bảo đảm hiệu quả. Và sự chủ động giữa chủ đập thủy điện các dự án của nhà máy với địa phương không được bảo đảm.
”Thậm chí, trong trường hợp của Thủy điện Hố Hô vừa rồi, báo cáo với các đại biểu, khi chủ đập thủy điện báo cáo, gọi điện thì lại không nghe máyvì vậy, dẫn đến tình trạng một số địa phương phía hạ lưu không bảo đảm được thông tin xuyên suốt cũng như trong việc phối hợp” - Bộ trưởng nói.

Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Anh Tuấn cho rằng, trong quá trình thực hiện, việc theo dõi dự báo thời tiết và đặc biệt là hệ thống quan trắc các thủy điện không được bảo đảm và chưa có sự đầu tư vận hành tốt của trong quan trắc của thủy điện để phụ cho các chủ đập các doanh nghiệp thủy điện cũng như địa phương trong việc theo dõi chủ động trong các phương án phòng, chống lụt bão cũng như phối hợp xả lũ.

Vì vậy, tới đây, Bộ trưởng cho biết, Bộ Công thương sẽ tổ chức tổng kiểm tra, rà soát, đánh giá lại toàn bộ về chất lượng của các quy trình xả lũ cũng như các phương án tham gia phối hợp về phòng chống lụt bão, đặc biệt bảo đảm an toàn ở hạ du căn cứ theo các quy định của Nhà nước. Thứ hai, đánh giá kiểm tra lại chất lượng của các hoạt động về phòng, chống lụt bão cũng như về bảo đảm an toàn khi thủy điện xả lũ tại địa phương và xem xét để tổ chức tập huấn, làm rõ trách nhiệm của tất cả các bên có tham gia kể cả chính quyền địa phương các cấp, cũng như của chủ đập, chủ doanh nghiệp tại địa phương. Đồng thời sẽ thực nghiêm theo các chế tài có quy định và các doanh nghiệp nếu không thực hiện đầy đủ các quy định và có sự vi phạm pháp luật sẽ xem xét, thậm chí là cấm không cho hoạt động điện lực, cũng như là rút phép của các dự án đó. Thứ ba, phân định làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp khu vực hạ du trong việc chủ động xây dựng và phương án phòng chống lụt bão để cho có sự tham gia của các doanh nghiệp, chủ đập cũng như của các đối tác khác nhằm bảo đảm an toàn trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Theo Nhóm phóng viên NDĐT/nhandan/Thứ Ba, 15/11/2016, 11:41:31

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Thiếu nước sinh hoạt ở Nà Bỏ
Đã được Nhà nước đầu tư xây dựng 2 hệ thống đường ống dẫn nước từ đầu nguồn cùng với một mó nước ở giữa bản nhưng nhiều tháng nay các hộ dân bản Nà Bỏ (xã Bản Giang, huyện Tam Đường) không có nước...
Trọn chữ “tâm” với hoạt động công đoàn
(BLC) - Theo danh sách những điển hình trong hoạt động công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh cung cấp, chúng tôi tìm gặp chị Bùi Thị Kim Liễu (Quản đốc Nhà máy chế biến Chè Lai Châu, Chủ tịch Công...