Thứ tư, 01/05/2024, 11:46 [GMT+7]

Tên Kẻ Chợ có nguồn gốc như thế nào?

Thứ ba, 24/05/2016 - 09:09'
Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của Thăng Long - Hà Nội. Nguồn gốc của nó được hiểu là, trong xã hội truyền thống, đại bộ phận cư dân sống ở khu vực nông thôn, ở các làng quê.

Minh họa: Lâm Thao

Người ta thường gọi những người dân sống trong những địa phương ấy bằng từ "kẻ", kèm theo tên gọi riêng của từng nơi, ví dụ như Kẻ Sặt, Kẻ Mơ... với tên gọi chung là "kẻ quê". Nhiều cộng đồng cư dân, chủ yếu là các làng nghề, ở các địa phương đã di cư lên Thăng Long làm ăn và định cư ở đây. Với những người này, họ có một quê gốc và một quê mới và từ "kẻ quê" đã biến thành "kẻ chợ". Tên Kẻ Chợ thường dùng để chỉ khu phố phường làm ăn buôn bán của Thăng Long, sau trở thành tên gọi chung cho đô thị Thăng Long - Hà Nội.

Theo các nhà khoa học, tên gọi Kẻ Chợ có thể đã xuất hiện từ thời Lý - Trần. Văn bản sớm nhất ghi lại tên gọi này có lẽ là cuốn "Nói về Châu Á" của Barros, một cố đạo người Bồ Đào Nha, xuất bản năm 1550. Sau đó, tên gọi này được dùng phổ biến trong các cuốn du ký, sách sử địa, trên các bản đồ của các tác giả phương Tây với các biến thể như Ke Chu, Ca Cho...

Theo TS/hanoimoi/08:11 Chủ Nhật ngày 22/05/2016

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Đa dạng hình thức phát triển kinh tế
(BLC) - 16 năm nay anh Nguyễn Xuân Oanh ở thôn Thống Nhất (thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ) đã có nhiều việc làm thiết thực cùng với người dân giữ gìn màu xanh cho các cánh rừng vừa phát triển...