Thứ hai, 06/05/2024, 01:26 [GMT+7]

Sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới

Thứ năm, 02/01/2014 - 21:53'
(BLC) – Đó là khẳng định của Ông Bùi Văn Mác – Phó Chánh Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới Lai Châu trong cuộc trao đổi với chúng tôi về các giải pháp sáng tạo, hiệu quả, phù hợp điều kiện thực tiễn trong triển khai chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh ta.

Thực tiễn triển khai chương trình xây dựng NTM cho thấy các cấp, các các ngành đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo mang lại hiệu quả cao. Từ tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, đảm bảo các văn bản, các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh về chương trình thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân, làm chuyển biến trong nhận thức đến tổ chức chỉ đạo thực hiện các tiêu chí thuộc lĩnh vực ngành quản lý; tăng cường kiểm tra nội dung, tiến độ thực hiện chương trình, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc; xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức, quản lý và điều hành Chương trình MTQG xây dựng NTM từ tỉnh đến cơ sở. Xây dựng và tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua: “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”;  “5 không, 3 sạch”; “Thanh niên Lai Châu chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” …

Nhân dân bản Co Muông, xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ làm đường giao thông nông thôn.

Tại các địa phương đều xây dựng và triển khai nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM. Trong đó, Ban Chỉ đạo các huyện, Ban Quản lý các xã căn cứ vào tình hình và điều kiện thực tế của địa phương để lựa chọn, ưu tiên thực hiện các tiêu chí với phương châm: Tiêu chí dễ, cần ít vốn thì tập trung làm trước làm nền tảng để thực hiện các tiêu chí khác. Riêng năm 2013, chủ yếu tập trung vào hỗ trợ sản xuất nâng cao thu nhập, chỉnh trang nhà cửa, vấn đề môi trường và xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, xác định rõ những tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn trong thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn, với phương châm làm đến đâu chắc đến đó, tỉnh đã chọn 7 xã xây dựng mô hình điểm, gồm xã San Thàng (Thị xã Lai Châu); xã Bình Lư (Tam Đường); xã Phúc Khoa (Huyện Tân Uyên); xã Mường Than (Huyện Than Uyên); xã Mường So (Huyện Phong Thổ); xã Xà Dề Phìn (Huyện Sìn Hồ); xã Nậm Hàng (Huyện Mường Tè). Trong đó xã Bình Lư (huyện Tam Đường) vừa là xã chỉ đạo điểm của huyện, vừa là xã chỉ đạo điểm của tỉnh. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh thành lập Tổ giúp việc, trực tiếp xuống xã làm quy hoạch, xây dựng lộ trình, hình thành bộ tài liệu mẫu để triển khai nhân rộng. Các xã xây dựng điểm đều triển khai trên tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ của tỉnh. Đây cũng là một trong những giải pháp thiết thực, phù hợp. Hiệu quả từ các mô hình điểm là cơ sở quan trọng để các địa phương khác học hỏi và rút kinh nghiệm.Hiện nay, tại các xã điểm đã đạt từ 5 tiêu chí trở lên.

Chương trình trồng cây cao su giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ.

Nổi bật nhất là các địa phương trong tỉnh đã có nhiều sáng tạo việc huy động các nguồn lực xây dựng NTM mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh việc lồng ghép các nguồn ngân sách hàng năm và các chương trình dự án khác hiện có trên địa bàn tỉnh như: Chương trình 30ª, chương trình 135 giai đoạn II, chương trình giảm nghèo, chương trình hỗ trợ phát triển ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (DANIDA),… còn lại là phát huy nội lực trong nhân dân. Về vấn đề này, ông Bùi Huy Phương – Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên cho biết: Nhận thức được lợi ích từ xây dựng nông thôn mới, nhân dân trong huyện đã tình nguyện hiến trên 26ha đất, hàng trăm triệu đồng cùng  hàng ngàn ngày công lao động để làm mới, tu sửa đường giao thông nông thôn; xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa nhà ở, công trình vệ sinh, thủy lợi. . Riêng năm 2013, huyện đã chỉ đạo mỗi xã làm một tuyến đường để thực hiện tiêu chí giao thông nông thôn. Hiện tại có 7/9 xã huy động nhân dân hiến đất, góp tiền và ngày công làm được 13,5km đường, nâng tổng số đường đươc bêtông hóa toàn huyện lên 45,3km.

Cũng nhờ sự đồng thuận, chung tay mà đến thời điểm naỳ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tham gia đóng góp được trên 70.000 ngày công lao động, hiến 28.000 m2 để làm đường giao thông, khai thác hàng chục nghìn m3 cát, sỏi để phục vụ làm đường giao thông. Ngoài ra, toàn tỉnh còn huy động được  46 doanh nghiệp, HTX thực hiện ủng hộ với số tiền trên 3 tỷ đồng xây dựng các công trình dân sinh, phúc lợi để cùng với địa phương chung sức xây dựng NTM.

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự sáng tạo trong triển khai thực hiện, tìm được các giải pháp phù hợp với thực tiễn địa phương, sự chung sức đồng lòng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tin tưởng rằng chương trình MTQG về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh sẽ “về đích” đúng lộ trình.

Đến thời điểm này, tiêu chí quy hoạch đạt 96/96 xã; Giao thông 3/96 xã; thủy lợi 44/96 xã; trường học 14/96 xã, chợ 47/96 xã; cơ cấu lao động 39/96 xã, y tế 58/96 xã; văn hóa 11/96 xã, Môi trường 01/96 xã, hệ thống tổ chức chính trị 46/96 xã, an ninh trật tự xã hội 78/96 xã. Hiện nay toàn tỉnh có 5/96 xã đạt từ 11-19 tiêu chí; 24/96 xã  đạt 8-10 tiêu chí:; đạt 5-7 tiêu chí có 43/96 xã; dưới 5 tiêu chí còn 24/96 xã.

 

Ngọc Anh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Phòng ngừa đuối nước cho trẻ em
Mặc dù chưa đến kỳ nghỉ hè nhưng những ngày qua, rất nhiều trẻ em trên địa bàn tỉnh tự tắm tại sông, suối, ao, hồ không có sự theo dõi, quản lý của người lớn. Do đó, rất cần sự quan tâm của mỗi...
Tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Trung tá quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Lê Thế Thành - Chủ nhiệm Nhà văn hóa, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, không chỉ gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ mà còn đi đầu trong công tác tuyên...