Chủ nhật, 05/05/2024, 16:43 [GMT+7]

Từ xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu, 17/01/2014 - 15:21'
(BLC) - Sau gần 3 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn Mường Tè đã có những đổi thay căn bản; từ nhận thức của người dân đến đời sống vật chất, tinh thần; từ giao thông thuỷ lợi đến y tế giáo dục…

Trong tổng số 13 xã của huyện Mường Tè hiện nay có 9 xã đã đạt từ 5 - 9 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, 4 xã còn lại đều đạt 4 tiêu chí. Nếu đem kết quả trên để so sánh với các huyện khác trong toàn tỉnh thì con số trên còn hạn chế. Tuy nhiên, xét trong góc độ của một huyện khó khăn nhất tỉnh về mọi mặt như Mường Tè thì kết quả trên là cả một quá trình cố gắng phấn đấu của huyện. Nếu như trước đây người dân không mấy quan tâm thậm chí chẳng biết nông thôn mới là gì thì nay người dân đã tham gia hưởng ứng nhiệt tình.


 

Phát triển thảo quả giúp người dân vùng nông thôn của huyện Mường Tè nâng cao thu nhập.

 

Nếu nói đến Mường Tè nhiều người sẽ nghĩ đến những khó khăn khi đi lại với những quãng đường đi bộ nhầy nhụa đất bùn để đến được các xã nhưng hiện nay 100% số xã của huyện đã có đường ôtô đến trung tâm xã, thậm chí các xã xa như: Ka Lăng, Thu Lũm, Tá Bạ; khó như Pa Ủ, Pa Vệ Sủ cũng đã có đường trải nhựa chạy dọc, dài theo xã. Người ta thống kê rằng toàn huyện đã có trên 40% đường liên xã, nội bản đã được nhựa hoá hoặc bêtông hoá. Tỷ lệ này không phải là cao nhưng cũng đã làm đổi thay căn bản so với vài năm về trước. Một trong những kết quả xây dựng nông thôn mới ở Mường Tè là hệ thống thuỷ lợi tương đối phát triển. Nếu tính trong toàn huyện đến thời điểm hiện tại đã có trên 180km kênh mương thuỷ lợi, phục vụ nước tưới cho hàng trăm hécta diện tích; trong đó, trên 70% đã được kiên cố hoá. Những xã như: Thu Lũm, Mường Tè, Bum Nưa được xem là những xã có hệ thống thuỷ lợi hoàn thiện nhất, đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất của người dân trong xã. Đây cũng là những xã đầu tiên hoàn thành tiêu chí thuỷ lợi khi tiến hành xây dựng nông thôn mới.

Xét toàn diện, hiện nay bộ mặt nông thôn của huyện Mường Tè đã thay đổi một cách căn bản. Nếu như năm 2010 điện lưới quốc gia mới chỉ về đến thị trấn Mường Tè, thì hiện nay mạng lưới điện đã vươn tới các xã như Bum Tở, Nậm Khao, Mường Tè… và vẫn đang tiếp tục mở rộng ra các xã Pa Vệ Sủ, Pa Ủ, Ka Lăng. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia chưa cao nhưng cũng là một nỗ lực lớn đối với một huyện nằm cách xa trung tâm tỉnh 200km. Cùng với đó là sự phát triển của hệ thống y tế và giáo dục của huyện. Hiện nay tuy vẫn còn những khó khăn nhưng ở tất cả các điểm bản trong huyện đều có các lớp học mầm non, tiểu học. Toàn huyện Mường Tè có 163 bản thì 98% số bản của huyện đã có y tá bản. Tuy trình độ của đội ngũ này còn có những hạn chế nhất định song đây là đội ngũ đóng góp rất lớn trong công tác tuyên truyền đến người dân về việc phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Khó khăn nhất đối với huyện khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới là việc nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân khu vực nông thôn. Theo thống kê của huyện, hiện nay khu vực nông thôn của huyện có trên 60% là hộ nghèo. Trong đó tập trung ở những vùng có đồng bào La Hủ sinh sống chiếm trên 90%. Đây là một trong những khó khăn rất lớn bởi theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ này phải giảm xuống dưới 10%. Bình quân thu nhập khu vực nông thôn của huyện Mường Tè chỉ đạt trên 6 triệu đồng/người/năm 2013. Đặc biệt, nhiều xã như: Bum Tở, Tá Bạ, Pa Ủ, Pa Vệ Sủ mức thu nhập dưới 5 triệu đồng/người/năm.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, song thực tế đã cho thấy sau một thời gian triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông mới bộ mặt nông thôn huyện Mường Tè đã có những thay đổi căn bản. Tin rằng dưới sự lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ huyện, trong những năm tới huyện Mường Tè không chỉ xây dựng thành công nông thôn mới mà diện mạo nông thôn của huyện cũng sẽ phát triển và mới toàn diện.

Trần – Bùi

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Phòng ngừa đuối nước cho trẻ em
Mặc dù chưa đến kỳ nghỉ hè nhưng những ngày qua, rất nhiều trẻ em trên địa bàn tỉnh tự tắm tại sông, suối, ao, hồ không có sự theo dõi, quản lý của người lớn. Do đó, rất cần sự quan tâm của mỗi...
Tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Trung tá quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Lê Thế Thành - Chủ nhiệm Nhà văn hóa, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, không chỉ gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ mà còn đi đầu trong công tác tuyên...