Thứ ba, 30/04/2024, 09:07 [GMT+7]

Nữ cán bộ công đoàn thu nhập thấp so với mặt bằng xã hội

Thứ năm, 16/08/2012 - 09:44'
Đó là kết quả khảo sát về tình hình đội ngũ nữ cán bộ công đoàn (CBCĐ) tại một số địa phương trong cả nước năm 2012, do Ban Nữ công Tổng LĐLĐVN tiến hành. Ngày 15.8 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng đã chủ trì hội thảo công bố kết quả đợt khảo sát kể trên.

Nữ CBCĐ thường bị luân chuyển

Cùng với công tác xây dựng đội ngũ CBCĐ chuẩn bị ĐHCĐ các cấp, tiến tới ĐH XI CĐVN, được sự giúp đỡ của Tổng Công đoàn Na Uy, Ban Nữ công được Tổng LĐLĐVN giao chủ trì việc tổ chức khảo sát thực trạng đội ngũ nữ CBCĐ. Cuộc khảo sát diễn ra trong 2 tháng (1.6-1.8.2012) tại 5 TP: Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Huế và TP.Hồ Chí Minh với 1.000 phiếu ở 19 DN thuộc khối HCSN và DNNN.

Nữ cán bộ công đoàn tuyên truyền pháp luật, chính sách tới công nhân. Ảnh: Kỳ Anh

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng khẳng định: “Kết quả khảo sát đã thêm dữ liệu quan trọng để đánh giá đúng thực trạng, từ đó đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ nữ CBCĐ đáp ứng yêu cầu của hoạt động CĐ trong giai đoạn hiện nay”.

Theo số liệu khảo sát, hầu hết nữ CBCĐ đã kết hôn và có con, thu nhập nhìn chung thấp so với mặt bằng xã hội. Khối HCSN, nữ CBCĐ thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng (51%), còn DNNN mức thu nhập cao hơn do được phía DN hỗ trợ thêm từ lợi tức của DN, số có trên 10 triệu đồng/tháng chiếm 10,7%.

Thu nhập thấp là yếu tố tác động lớn đến sự phấn đấu của chị em. Bên cạnh đó, vấn đề được nhiều nữ CBCĐ trăn trở là thâm niên công tác. Nữ CBCĐ không ổn định, thường bị luân chuyển, nên số lượng có thâm niên công tác trên 10 năm rất ít (HCSN chỉ chiếm 13,6%, DNNN là 13,4%).

61,7% số nữ CBCĐ khối DNNN chưa qua đào tạo nghiệp vụ

Khảo sát nhận được những đánh giá khả quan về trình độ, phẩm chất, năng lực của nữ CBCĐ. Khối HCSN có 92,7% và 92,8% cho rằng nữ CBCĐ có vai trò quan trọng đối với hoạt động của đơn vị và CĐ; tỉ lệ này ở khối DNNN là 76,3% và 79,3%.

Tuy nhiên, trình độ nghiệp vụ CĐ đang là điều cần quan tâm. Phần đông nữ CBCĐ khối HCSN được tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ CĐ qua các hệ đào tạo ngắn hạn, trung cấp, ĐH (chiếm 60,4%), nhưng nữ CBCĐ chủ yếu được đào tạo ngắn hạn (41,3%). Có đến 39,6% chưa được đào tạo nghiệp vụ CĐ, trong đó tỉ lệ CB nữ chưa được đào tạo nghiệp vụ CĐ nhiều hơn so với nam giới (nữ chiếm 78,4%, nam 21,6%). Ngược lại khối HCSN, khối DNNN tỉ lệ nữ CBCĐ chưa qua đào tạo nghiệp vụ rất cao, chiếm 61,7%. Nữ CBCĐ khối DNNN được đào tạo ngắn hạn là 35%, ĐH chỉ có 2%.

Trước thông tin này, nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng chiến lược đào tạo nghiệp vụ CĐ cho nữ CBCĐ khối DNNN. Vấn đề đáng lưu ý nữa, nữ CBCĐ giữ vị trí lãnh đạo chuyên môn, Đảng, CĐ và các đoàn thể khác trong đơn vị chiếm số lượng khá cao, nhưng lại rất ít CBCĐ giữ vị trí lãnh đạo có quyền ra các quyết định.

Thực tiễn đã chỉ ra nhiều bất hợp lý trong công tác nữ công và xây dựng đội ngũ nữ CBCĐ. Trước hết, chưa có sự thống nhất cao về nhận thức của CB lãnh đạo, CNVCLĐ về vai trò của CBCĐ và công tác xây dựng đội ngũ nữ CBCĐ.

Hầu hết các ý kiến cho rằng để xây dựng đội ngũ nữ CBCĐ cần thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, đề bạt và sử dụng, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng cơ chế chính sách đối với nữ CBCĐ và thường xuyên kiểm tra. Các ý kiến về quy hoạch CB nữ CĐ cần quan tâm đến đối tượng xuất thân từ CNLĐ trực tiếp (Phó Chủ tịch LĐLĐ Hải Phòng Nguyễn Văn Hưng); có chế độ, chính sách đối với CB nữ khi tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị (Cù Minh Nguyệt, Trưởng ban Nữ công LĐLĐ Vĩnh Phúc)...

Tiếp thu các ý kiến tại hội thảo, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thu Hồng đề nghị nhóm khảo sát tiếp tục nghiên cứu và làm sâu hơn ở các khối, ngành khác nhất là khu vực ngoài quốc doanh nhằm hoàn thiện “bức tranh toàn cảnh” về đội ngũ và công tác xây dựng đội ngũ nữ CBCĐ hiện nay.

Kiến nghị với Đảng, Nhà nước qua kết quả khảo sát của Tổng LĐLĐVN: Cần quy định trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, CĐ về xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nữ CBCĐ của ngành, địa phương, đơn vị, coi đó là một tiêu chuẩn của CB lãnh đạo quản lý. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền sâu rộng về vấn đề giới, bình đẳng giới và công tác CB nữ. Cần xây dựng một số chính sách về tiêu chuẩn riêng (mang yếu tố giới) về công tác CB nữ. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác CB nữ.

Thu Hương

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Đa dạng hình thức phát triển kinh tế
(BLC) - 16 năm nay anh Nguyễn Xuân Oanh ở thôn Thống Nhất (thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ) đã có nhiều việc làm thiết thực cùng với người dân giữ gìn màu xanh cho các cánh rừng vừa phát triển...