Chủ nhật, 28/04/2024, 18:59 [GMT+7]

Nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông

Chủ nhật, 06/01/2013 - 20:34'
(BLC) – Với sựchủ động phối hợp với các cấp, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều biện pháp bảo đảm ATGT, năm 2012, toàn tỉnh xảy ra 33 vụ tai nạn giao thông, làm 35 người chết, bị thương 19 người, so với năm 2011 giảm 2 trên tiêu chí số vụ, số người bị thương.

Ngay từ đầu năm, lực lượng chức năng đã phối hợp cùng với các cấp, các ngành tuyên truyền rộng rãi đến từng tổ dân phố, từng ngõ xóm. Ngoài tuyên truyền bằng xe lưu động, khẩu hiệu, pa nô, lực lượng chức năng còn phát tờ rơi cảnh báo hiểm họa của việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông; mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát tại các tuyến đường có mật độ người tham gia giao thông cao… để tạo sự răn đe đối với người vi phạm.

Bên cạnh đó, Ban ATGT tỉnh đã phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu duy trì chuyên mục về ATGT với nhiều nội dung phong phú. Phối hợp với các trường học trên địa bàn thị xã Lai Châu để tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho học sinh và cán bộ, giáo viên. Đồng thời, phổ biến Luật ATGT đường thủy, đường bộ cho 1.200 người dân, cán bộ, công nhân viên và đội ngũ lái xe thi công, công trình Thủy điện Lai Châu ở các huyện: Mường Tè, Than Uyên…

Lực lượng CSGT (Công an tỉnh) kiểm tra giấy phép lái xe của người tham gia giao thông.

Vì vậy, đã giảm được số vụ tai nạn và số người bị thương so với năm 2011. Tuy nhiên, số người chết chưa giảm vì trên địa bàn vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây mất trật tự ATGT. Theo thống kê, chỉ trong năm 2012, số vụ vi phạm các quy định về ATGT, số trường hợp bị lập biên bản xử lý, xử phạt hành chính trong toàn tỉnh vẫn ở mức khá cao. Lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh đã xử phạt hành chính 9.833 trường hợp, nộp Kho bạc Nhà nước gần 3 tỷ đồng.    

Những con số này cho thấy, ý thức tham gia giao thông, đặc biệt là sự hưởng ứng “Văn hóa giao thông” vẫn chưa thực sự chuyển biến trong một bộ phận người dân. Tại chợ xép phường Đoàn Kết hay cổng Trường Tiểu học số 2, thị xã Lai Châu chúng tôi nhận thấy rất nhiều người dân ngang nhiên lấn chiếm lòng lề đường làm nơi kinh doanh, buôn bán. Chị Sùng Thị Sua, bán rau ở chợ xép phường Đoàn Kết, thị xã Lai Châu cho biết: “Bán rau ở ngoài đường dễ hơn, vì người mua chỉ cần dừng xe là có thể mua ngay được thứ mình cần mà không phải mất công đi vào chợ”. Nhưng chị Sua không hiểu bán hàng ở lòng lề đường là vi phạm Luật An toàn giao thông đường bộ và nếu ai cũng nghĩ giống chị Sua thì không biết đến bao giờ tỉnh ta mới giảm được tai nạn giao thông.

Để văn hóa giao thông hình thành trong ý thức người dân không chỉ là công việc của riêng lực lượng CSGT mà cần sự vào cuộc của các ngành, các cấp và quan trọng nhất là sự nhận thức khi tham gia giao thông của mỗi cá nhân và mỗi người dân.

 

Tường Lam

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Đa dạng hình thức phát triển kinh tế
(BLC) - 16 năm nay anh Nguyễn Xuân Oanh ở thôn Thống Nhất (thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ) đã có nhiều việc làm thiết thực cùng với người dân giữ gìn màu xanh cho các cánh rừng vừa phát triển...