Thứ hai, 29/04/2024, 10:18 [GMT+7]

Thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển

Thứ tư, 13/03/2024 - 16:38'
Huyện Than Uyên triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó, tạo động lực để các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ dân trên địa bàn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh; góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân; thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Toàn huyện có hơn 500 đơn vị tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Trong đó, có 174 doanh nghiệp, HTX hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực: Công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ; nông, lâm nghiệp; vận tải; du lịch với tổng vốn đăng ký hơn 4.255 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Thăng - Chủ tịch UBND huyện Than Uyên cho biết: Huyện xác định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của địa phương, giàu về tài nguyên đất phục vụ trồng trọt, chăn nuôi; có các hồ thuỷ điện để phát triển thuỷ sản... Tận dụng các chính sách của tỉnh, huyện quan tâm phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung; vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; khuyến khích, tạo điều kiện thành lập các HTX. Đồng thời, thu hút các đơn vị, doanh nghiệp vào đầu tư, liên kết theo chuỗi giá trị, nhằm đảm bảo đầu ra nông sản ổn định cho người dân. Đến nay, huyện đang triển khai các mô hình liên kết sản phẩm trên địa bàn như: Ớt, chanh leo, dưa chuột, bí xanh với Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Phúc An Phát, Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Than Uyên luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi đến liên hệ công việc.

Về các ngành kinh tế như: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, huyện tạo điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX, hộ dân. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn cung cấp thông tin, tư vấn, phổ biến quy định pháp luật về kinh tế tập thể, HTX. Đẩy mạnh cải cách hành chính; tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Mỗi năm, huyện Than Uyên quan tâm đào tạo nghề, tìm việc làm mới cho trên 2.000 lao động nông thôn thông qua các hội nghị tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch trên các kênh truyền thông đại chúng, các nền tảng mạng xã hội. Hằng năm, gắn với sự kiện lớn của đất nước, tỉnh, ngày lễ, tết, huyện tổ chức các chương trình: Tết Độc lập, Ngày hội Văn hóa, thể thao các dân tộc, Tuần Văn hóa - Du lịch tạo điều kiện cho du khách tham quan, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực; giới thiệu sản phẩm đặc sản, đặc trưng; tạo môi trường tốt cho HTX, hộ kinh doanh.
Chị Lò Thanh Xuân - Giám đốc HTX Nông nghiệp Mường Mít phấn khởi nói: HTX thành lập gần 2 năm với 9 thành viên, tập trung phát triển mô hình nuôi ong lấy mật. HTX luôn được cấp uỷ, chính quyền xã, huyện quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính; hướng dẫn làm hồ sơ dự chấm sản phẩm OCOP cấp tỉnh (sản phẩm mật ong Thanh Xuân). Hằng năm, huyện hỗ trợ HTX giới thiệu, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng thông qua các hội nghị, hội chợ, sự kiện lớn trong và ngoài tỉnh. Có môi trường kinh doanh tốt, mỗi năm, HTX bán trên 3.000 lít mật ong, lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.
Được biết, trong năm 2023, huyện Than Uyên đã cấp đăng ký thành lập mới 8 HTX, cấp đăng ký thay đổi 12 HTX; cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho 294 hộ. Hầu hết hồ sơ của người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch tại bộ phận “một cửa”, “một cửa liên thông” các cấp được giải quyết nhanh gọn, đúng quy định và thời hạn.
Nhờ tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nhân dân, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn đã tích cực thay đổi tư duy, phát triển mô hình kinh tế mới; đa dạng hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch. Tổng lượt khách du lịch đến với địa phương năm qua đạt gần 220.000 lượt người; tổng doanh thu thương mại đạt hơn 840 tỷ đồng. Đến nay, huyện duy trì các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa quy mô trên 100ha tại các xã, tập trung vào cây trồng: chanh leo, bí xanh, dưa chuột, dưa hấu, nho, dâu tây, ớt. Phát triển đàn vật nuôi khoảng 400.000 con; 977 lồng cá trên lòng hồ thuỷ điện… Nhờ đó, góp phần nâng cao thu nhập bình quân trên địa bàn huyện đạt 45,5 triệu đồng/người/năm, thu ngân sách đạt gần 69 tỷ đồng.

Đinh Đông - Ngọc Duy

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Đa dạng hình thức phát triển kinh tế
(BLC) - 16 năm nay anh Nguyễn Xuân Oanh ở thôn Thống Nhất (thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ) đã có nhiều việc làm thiết thực cùng với người dân giữ gìn màu xanh cho các cánh rừng vừa phát triển...