Thứ bảy, 18/05/2024, 18:09 [GMT+7]

Hiệu quả từ hoạt động chứng thực

Thứ tư, 04/07/2018 - 14:13'
(BLC) - Thông qua hoạt động chứng thực bản sao từ bản chính, chữ ký và hợp đồng giao dịch nhanh, gọn, đúng trình tự, thủ tục của Phòng Tư pháp các huyện, thành phố và UBND xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã góp phần nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính tại địa phương.

Ông Nông Văn Thành - Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết: “Hàng năm, Sở Tư pháp ban hành nhiều văn bản hướng dẫn Phòng Tư pháp các huyện, thành phố và UBND xã, phường, thị trấn thực hiện hiệu quả hoạt động chứng thực bản sao từ bản chính, hợp đồng giao dịch và sơ yếu lý lịch. Sở chỉ đạo các đơn vị niêm yết thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực như: mức thu phí, thời gian tiếp nhận và trả kết quả. Nhờ đó, công tác chứng thực trên địa bàn tỉnh nhanh, gọn, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân”.

Hiện nay, khó khăn nhất đối với Phòng Tư pháp huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn là không có bản lưu để đối chiếu với sổ chứng thực và việc thu phí, lệ phí chứng thực. Bởi việc chứng thực bản sao từ bản chính, các đơn vị không phải lưu một bản sao như trước. Cùng với  đó, một bộ phận Nhân dân trên địa bàn tỉnh thiếu kiến thức về công tác chứng thực. Điển hình như việc chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân được quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 24, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sơ yếu lý lịch của người đi xin việc phải có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó có hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên, có trường hợp đi xin chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch không phải của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú nên không được các cơ quan, tổ chức tiếp nhận giải quyết.

Người dân giao dịch tại Bộ phận “một cửa” phường Đoàn Kết (thành phố Lai Châu).

Tháo gỡ khó khăn trên, Sở Tư pháp tăng cường chỉ đạo Phòng Tư pháp các huyện, thành phố và UBND xã, phường, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của hoạt động chứng thực; ý thức chấp hành pháp luật chứng thực của các cấp chính quyền và người dân. Phối hợp với Phòng Tư pháp các huyện, thành phố mở lớp tập huấn cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, cán bộ làm công tác chứng thực xã, phường, thị trấn tiếp nhận và trả kết quả chứng thực nhanh chóng, thuận lợi cho Nhân dân. Cán bộ Sở thường xuyên kiểm tra nghiệp vụ chứng thực tại Phòng Tư pháp các huyện, thành phố và UBND xã, phường, thị trấn. Từ đó, hướng dẫn các đơn vị tháo gỡ khó khăn vướng mắc; chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc; không phiền hà, sách nhiễu khi Nhân dân đến giao dịch.

Đến nay, hoạt động chứng thực trên địa bàn tỉnh được thực hiện đúng trình tự, thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân hoàn tất thủ tục nhanh, gọn, hiệu quả. Từ đầu năm 2017 đến nay, Phòng Tư pháp các huyện, thành phố chứng thực hơn 5.700 bản sao từ bản chính; 2 hợp đồng giao dịch; 178 chữ ký người dịch với phí thu được hơn 20 triệu đồng. UBND các xã, phường, thị trấn trong tỉnh chứng thực 36.148 bản sao từ bản chính; 3.181 chữ ký người giao dịch; 3.464 hợp đồng giao dịch với mức phí thu được trên 1,3 tỷ đồng.

Được biết, việc chứng thực giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài cần có cộng tác viên dịch thuật, tuy nhiên, toàn tỉnh chỉ có Phòng Tư pháp thành phố và huyện Sìn Hồ có cộng tác viên dịch thuật, gây khó khăn cho người yêu cầu chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài. Chị Phạm Thị Xim - Trưởng Phòng Hành chính Tư pháp (Sở Tư pháp) cho biết: “Giải pháp trước mt hiện nay Sở chỉ đạo Phòng Tư pháp các huyện chưa có cộng tác viên dịch thuật hướng dẫn người nước ngoài đến chứng thực tại Phòng Tư pháp thành phố. Phòng Tư pháp các huyện, thành phố và UBND xã, phường, thị trấn bố trí đủ cán bộ, viên chức, giao dịch chứng thực tại Bộ phận “một cửa” góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến liên hệ chứng thực. Nhắc nhở cán bộ, viên chức đổi mới lề lối làm việc, nâng cao công tác ứng xử đối với người yêu cầu chứng thực nhằm cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực”.

Khảo sát tại Bộ phận “một cửa” các xã, phường trên địa bàn thành phố Lai Châu chúng tôi nhận thấy việc giao dịch của Nhân dân nhanh gọn, thuận lợi. Tại trụ sở đều niêm yết công khai thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực địa chính, xây dựng, tư pháp và hộ tịch. Chị Ngô Thị Lương ở tổ 2 (phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu) tâm sự: “Trước đây, tôi đến UBND phường Đoàn Kết chứng thực hồ sơ lý lịch, chữ ký và hợp đồng giao dịch nhưng đều phải chờ đợi. Hiện nay, Bộ phận “một cửa” phường chứng thực nhanh, gọn, tôi lấy được kết quả ngay nên rất hài lòng”.

Hoạt động chứng thực trên địa bàn tỉnh đã và đang đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân. Thời gian tới, Sở Tư pháp tiếp tục chỉ đạo Phòng Tư pháp các huyện, thành phố và UBND xã, phường, thị trấn rà soát, bổ sung, niêm yết công khai các thủ tục hành chính liên quan đến công tác chứng thực. Từ đó, Nhân dân biết, giám sát, thực hiện công tác chứng thực bảo đảm đúng quy định của pháp luật, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển.

Thu Minh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...