Thứ hai, 20/05/2024, 01:09 [GMT+7]

Ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Thứ tư, 08/05/2024 - 10:55'
(BLC) - Thời gian gần đây, trên phạm vi cả nước ghi nhận một số vụ ngộ độc, đặc biệt vụ ngộ độc xảy ra tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai ngày 30/4/2024 với trên 450 người mắc phải nhập viện điều trị, gây lo ngại trong nhân dân.

Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) huyện Phong Thổ kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện trong tháng hành động ATTP năm 2024. Ảnh: Phương Lan

Thực hiện Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 03/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Sở Y tế: Đẩy  mạnh  thông  tin  tuyên  truyền  về nguy cơ ngộ độc  thực  phẩm  và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, nhà ăn tập thể của trường học, thức ăn đường phố... trên địa bàn tỉnh.  Thực  hiện đầy đủ,  có  hiệu  quả các  biện  pháp  phòng  ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.

Chỉ đạo các cơ sở y tế sẵn sàng công tác cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc  thực  phẩm,  bảo đảm  tốt  nhất  cho  sức khỏe, tính  mạng người dân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.

 Sở  Nông  nghiệp  và  Phát  triển  nông  thôn,  Sở Công Thương phối  hợp với Sở Y tế điều tra nguyên nhân và chủ trì trong việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công, phân cấp quản lý theo quy định.

Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn sự cố an toàn thực phẩm và công tác phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo đúng quy định.

Sở Thông  tin  và  Truyền  thông,  Báo  Lai  Châu,  Đài  Phát  thanh  và Truyền hình tỉnh phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương đẩy  mạnh  công  tác  tuyên  truyền  các  biện pháp đảm  bảo  an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; có biện pháp phù hợp nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý. Thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ mất an toàn thực phẩm và triển khai các  biện  pháp  cần  thiết nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm; tăng cường  công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.

Căn cứ nội dung chỉ đạo, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện.

B.T

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...