Thứ ba, 21/05/2024, 14:41 [GMT+7]

Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Thứ hai, 17/02/2014 - 10:43'
(BLC) - Sáng nay (17/2), Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức lấy ý kiến góp ý  vào Dự thảo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Đồng chí Giàng Páo Mỷ - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Đại diện các cơ quan, đơn vị: Bộ đội Biên phòng, Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát Nhân dân, Sở Tư pháp…tham dự.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Giàng Páo Mỷ - Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh một số nội dung đóng góp trong dự thảo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú. Cụ thể như: tên gọi và phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; nguyên tắc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú; các hành vi bị nghiêm cấm; vấn đề thu hồi, hủy bỏ giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; điều kiện cấp thị thực;…

Đồng chí Giàng Páo Mỷ - Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, các ý kiến đều cho rằng, việc ban hành Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam là cần thiết nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, tăng cường công tác quản lý nhà nước, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.

Nhiều đại biểu đề nghị nghiên cứu chỉnh lý các khái niệm cho chính xác, đơn giản, dễ hiểu ở điều 3 (Điều 4 dự thảo Luật Chính phủ trình) như: người nước ngoài (khoản 1), quá cảnh (khoản 3), buộc xuất cảnh (khoản 7), cửa khẩu (khoản 9)… Trong điều 4 (điều 3 dự thảo Luật Chính phủ trình), có ý kiến cho rằng cần quy định việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài không chỉ tuân thủ Luật này mà còn phải tuân thủ pháp luật liên quan khác; bổ sung cụm từ “giấy tờ có giá trị như hộ chiếu” vào khoản 4; cân nhắc việc quy định nguyên tắc đơn giản hóa thủ tục tại khoản 2.

 Các đại biểu tham gia ý kiến.

Xung quanh quy định về giá trị của thị thực (Điều 7), nhiều ý kiến cho rằng, việc quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua còn nhiều hạn chế, do đó cần quy định chặt chẽ hơn đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích lao động. Theo đó, trong thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh ở điều 24, nhiều ý kiến đề ngị bổ sung thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, quy định cụ thể thẩm quyền của Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án và cơ quan quản lý thuế…

Thay mặt Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng chí Giàng Páo Mỷ đã tiếp thu các ý kiến góp ý để tổng hợp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian tới.

 

Thanh Hiền

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...