Thứ sáu, 03/05/2024, 22:50 [GMT+7]

Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường

Thứ hai, 12/08/2019 - 11:01'
(BLC) - Thực hiện Chỉ thị 07/CT-BCA-V28, ngày 15/8/2014 của Bộ Công an (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 07) về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, lực lượng Công an đã chủ động triển khai nhiều giải pháp thiết thực. Nhờ đó, tình hình an ninh, trật tự trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội địa phương.

Ngay sau khi Chỉ thị 07 được ban hành, Công an tỉnh xây dựng kế hoạch, lãnh đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc. Trong đó, lồng ghép việc thực hiện Chỉ thị 07 với thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”; Nghị định 06/2013/NĐ-CP, ngày 09/01/2013 của Chính phủ quy định về “Bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp”; Quyết định 03/QĐ - UBND ngày 04/02/2013 của UBND tỉnh về ban hành quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường trên địa bàn tỉnh Lai Châu đạt chuẩn "An toàn về ANTT". Đồng thời, tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị 07 đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ.

Một buổi tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ bảo vệ cơ quan, đơn vị, trường học do Công an tỉnh tổ chức.

Một buổi tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ bảo vệ cơ quan, đơn vị, trường học do Công an tỉnh tổ chức.

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, các phòng chức năng Công an tỉnh, Công an các huyện, thành phố đã cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện. Tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ cùng cấp ban hành các chủ trương, biện pháp công tác đảm bảo ANTT, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường. Phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường tổ chức ký kết quy chế phối hợp và triển khai thực hiện các Quy chế phối hợp về đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ theo từng chuyên đề, lĩnh vực và chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị.

 Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường tăng cường tuyên truyền, giáo dục cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên nâng cao nhận thức, tích cực phòng ngừa, tố giác tội phạm; cảnh giác trong tiếp xúc, quan hệ, làm việc với người nước ngoài về âm mưu, phương thức hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch thông qua Hội nghị giao ban, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tại cơ sở; pano, áp phích, khẩu hiệu, phát thanh truyền thanh, bản tin, tuyên truyền miệng tại các buổi họp, sinh hoạt cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường. Qua đó nâng cao tinh thần cảnh giác và khả năng “tự đề kháng”, chủ động loại bỏ các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm.

Thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế về công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ an ninh kinh tế, bảo vệ bí mật nhà nước. Chú trọng bảo vệ bí mật nhà nước trong ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng Internet; đề xuất các giải pháp để quản lý tốt và bảo mật trang thông tin, cổng thông tin điện tử; chủ động triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống mạng thông tin; kịp thời cảnh báo, thông báo các hình thức có nguy cơ lộ, lọt bí mật nhà nước. Tổ chức công tác phòng ngừa nhằm kịp thời phát hiện, kiến nghị sơ hở, thiếu sót, chấn chỉnh, khắc phục, không để lộ lọt bí mật nhà nước.

 Cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đã quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường an toàn về ANTT; về “khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt chuẩn an toàn về ANTT”. Tổ chức cho khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường ký cam kết bảo đảm ANTT; tổ chức đăng ký phấn đấu đạt chuẩn “An toàn về ANTT”; xây dựng, bổ sung nội quy, quy chế bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ chính trị nội bộ, phòng, chống cháy nổ. Triển khai cho 100% cán bộ, công chức, người lao động và học sinh, sinh viên ký giao ước thi đua thực hiện tốt các nội quy, quy chế và xây dựng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt chuẩn “An toàn về ANTT”; tham gia phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm, cảm hóa giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư. Định kỳ hằng năm thành lập hội đồng xét, duyệt và đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn “An toàn về ANTT”. Trong 5 năm có 1.217 cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đăng ký đạt chuẩn “ An toàn về ANTT”, được Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ công nhận 1.150 cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt chuẩn “An toàn về ANTT”.

  Quan tâm xây dựng, củng cố lực lượng bảo vệ chuyên trách và bán chuyên trách, các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở theo hướng tự quản, tự bảo vệ và tự giải quyết. Những người làm công tác bảo vệ hầu hết được lựa chọn kỹ, có phẩm chất chính trị tốt, có sức khỏe, nhiệt tình công tác, được huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ và trang bị công cụ hỗ trợ cần thiết phục vụ công tác; là hạt nhân xung kích trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường. Tính đến nay, hầu hết các CQDNNT đã bố trí lực lượng bảo vệ chuyên trách và bán chuyên trách, đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ ANTT trong các cơ quan, doanh nghiệp.

Các mô hình, điển hình tiên tiến trong Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ gắn với cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt chuẩn an toàn về “An ninh trật tự” được xây dựng và củng cố, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đã xuất hiện một số mô hình mới, cách làm mới có hiệu quả như: "Tuổi trẻ phòng chống tội phạm", "Nông dân với pháp luật" của Sở Tư pháp; chuyên mục "Kiến thức pháp luật", "Vì chủ quyền an ninh biên giới" của Đài phát thanh và truyền hình tỉnh; Hòm thư tố giác tội phạm của Trường Chính trị tỉnh; “Đội công nhân tự quản đảm bảo ANTT, an toàn tài sản trong vùng dự án trồng cây cao su”… Các mô hình có tính xã hội hóa ngày càng cao; huy động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và nhân dân trong công tác đảm bảo ANTT tại cơ cơ sở, tạo môi trường xã hội lành mạnh và phát triển.

Tuy nhiên, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại một số CQDNNT phát triển chưa đồng đều, một số CQDNNT chưa thực sự quan tâm nên còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu. Công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên chưa tiến hành thường xuyên. Lực lượng bảo vệ ở một số cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ; công cụ hỗ trợ trang bị còn thiếu; chế độ phụ cấp cho lực lượng này còn thấp. Việc sơ kết, tổng kết đánh giá thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở một số cơ quan, đơn vị còn chậm, chất lượng chưa cao. Thời gian tới, Công an tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị 07. Chủ động làm tốt công tác tham mưu, hướng dẫn, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện tại các địa bàn; phối hợp tham mưu với cấp ủy Đảng, người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên về công tác đảm bảo an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường. Tập trung xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở các cơ quan kinh tế trọng điểm, các doanh nghiệp lớn. Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở các huyện, thành phố, quan tâm tạo điều kiện về kinh phí, trang thiết bị, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn.. để lực lượng này đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, pháp luật, hướng dẫn hoạt động cho lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách, các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ ANTT theo hướng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ và tự hòa giải...

Từ năm 2014 – 2019, Công an tỉnh đã tổ chức tuyên tuyền và phối hợp với Ủy ban MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể tổ chức 2.914 buổi với 31.057 lượt người nghe tiếp thu về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; công tác đấu tranh PCTP, TNXH và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; trực tiếp đến các doanh nghiệp, nhà trường tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông 427 buổi cho gần 152.328 lượt người. Tổ chức tuyên truyền trực tiếp về công tác PCCC tại các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, khu dân cư, tại các cơ sở có nguy cơ về cháy, nổ, các cơ sở tập trung đông người cho trên 23.760 lượt người. Mở 5 lớp thực hành kỹ năng PCCC, kỹ năng thoát nạn cho trên 1.000 lượt học sinh của các trường học; tổ chức 142 lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho hơn 13.760 cán bộ, công chức, người lao động, đội viên đội PCCC cơ sở, dân phòng. Qua tuyên truyền các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đã cung cấp cho cơ quan Công an 45 nguồn tin có giá trị về trộm cắp tài sản, giúp cơ quan Công an làm rõ 26 vụ, bắt 34 tượng.

Đại tá Bùi Gia Lượt – Phó Giám đốc Công an tỉnh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Phòng ngừa đuối nước cho trẻ em
Mặc dù chưa đến kỳ nghỉ hè nhưng những ngày qua, rất nhiều trẻ em trên địa bàn tỉnh tự tắm tại sông, suối, ao, hồ không có sự theo dõi, quản lý của người lớn. Do đó, rất cần sự quan tâm của mỗi...
Tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Trung tá quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Lê Thế Thành - Chủ nhiệm Nhà văn hóa, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, không chỉ gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ mà còn đi đầu trong công tác tuyên...