Thứ ba, 07/05/2024, 17:40 [GMT+7]

Cần quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ năm, 20/09/2012 - 14:59'
(BLC) – Đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của đông chí Giàng A Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm Trưởng đoàn trong buổi làm việc với tỉnh ta về thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào dân tộc thiểu số. 

Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Vương Văn Thành - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Báo cáo thực trạng đời sống kinh tế, xã hội và việc thực hiện chính sách hỗ trợ, phát triển đối với các dân tộc ít người của tỉnh giai đoạn (2006 - 2011) nêu rõ: Những năm qua, công tác chăm lo cho 5 dân tộc ít người (Si La, La Hủ, Mảng, Cống, Lự) trên địa bàn tỉnh ta luôn được quan tâm.

Quang cảnh buổi làm việc.

Các chương trình 135, 134 được triển khai ở 100% xã, thôn bản có đồng bào dân tộc ít người sinh sống với tổng số hơn 40 công trình được đầu tư tổng kinh phí hơn 25 tỷ đồng. Hỗ trợ nhà ở cho 2.339 hộ (kinh phí 14.034 triệu đồng), 2.025 hộ được hỗ trợ khai hoang đất sản xuất, 32 công trình nước sinh hoạt tập trung được đầu tư, hỗ trợ 2.339 hộ nghèo về nước sinh hoạt phân tán với kinh phí 2.339 triệu đồng.

 Riêng Dự án hỗ trợ phát triển dân tộc Si La, tỉnh cũng đã hoàn thành 15 dự án nước sinh hoạt, nhà lớp học, thủy lợi, giao thông… với tổng kinh phí (tính đến 31/12/2010) là 10.415 triệu đồng.

Chính sách định canh, định cư luôn được quan tâm tạo điều kiện. Hiện nay toàn tỉnh có 342 hộ La Hủ được hưởng lợi với số tiền là 167 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị Quyết 30a, Quyết định số 32, các vùng đồng bào dân tộc ít người đều được thụ hưởng theo đúng quy định của Nhà nước. Công tác khám chữa bệnh theo quyết định 139: 100% đồng bào tộc ít người được cấp thẻ miễn phí. Hàng năm con em đồng bào dân tộc ít người được cấp vở viết và mượn sách giáo khoa phục vụ cho nhu cầu học tập.

Cũng tại buổi làm việc, các đại biểu tập trung thảo luận về việc thực hiện các chính sách dân tộc đối với đồng bào dân tộc thiểu số như: nguồn kinh phí hỗ trợ còn hạn chế, đối tượng thụ hưởng lớn, định mức hỗ trợ thấp, bình quân giữa các vùng, các dân tộc nên chưa đủ lực đưa 3 dân tộc này vươn lên thoát nghèo; một số nội dung chính sách không phù hợp với điều kiện thực tế nên khó áp dụng, hiệu quả không cao… Đồng thời, đề xuất các biện pháp giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Giàng A Chu - Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội ghi nhận ý kiến đóng góp và kiến nghị của các đại biểu. Đồng chí cũng yêu cầu tỉnh cần quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung vào chương trình chuyển giao kỹ thuật khoa học công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giúp người dân thoát nghèo; quan tâm hơn nữa đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho bà con nhân dân; đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho nhân dân, nhất là 5 dân tộc đặc biệt khó khăn; quán triệt sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc...

 

Tường Lam

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Thiếu nước sinh hoạt ở Nà Bỏ
Đã được Nhà nước đầu tư xây dựng 2 hệ thống đường ống dẫn nước từ đầu nguồn cùng với một mó nước ở giữa bản nhưng nhiều tháng nay các hộ dân bản Nà Bỏ (xã Bản Giang, huyện Tam Đường) không có nước...
Trọn chữ “tâm” với hoạt động công đoàn
(BLC) - Theo danh sách những điển hình trong hoạt động công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh cung cấp, chúng tôi tìm gặp chị Bùi Thị Kim Liễu (Quản đốc Nhà máy chế biến Chè Lai Châu, Chủ tịch Công...