Thứ hai, 06/05/2024, 13:28 [GMT+7]

'Chương trình lớp 1 không nặng'

Thứ năm, 29/08/2013 - 08:26'
Vụ phó Vụ Giáo dục Mầm non Trần Thị Thắm nhận định như vậy bởi theo bà, chương trình hiện nay học sinh dân tộc thiểu số vẫn tiếp thu tốt mà không cần học trước.

Chiều 28/8, tại buổi họp báo trước thềm năm học mới, trước câu hỏi về chỗ học cho "heo vàng", Vụ phó Giáo dục tiểu học Trần Thị Thắm cho hay, trẻ sinh năm 2007 tăng đột biến không phải là thông tin các trường mới được biết. Trước đó, thông qua điều tra số lượng trẻ 0-6 tuổi, các trường đã chuẩn bị cơ sở vật chất để đón trẻ sinh năm heo vàng vào lớp 1. Vì vậy, hiện tại trên cả nước không cháu nào sinh năm 2007 không có chỗ học, dù sĩ số mỗi lớp có thể đông hơn bình thường.

Khi Vụ giáo dục mầm non công bố nhiệm vụ năm học 2013-2014, cấm các trường dạy trẻ tập tô, tập viết, nhiều phụ huynh cho rằng nếu không cho con học thì không thể theo kịp chương trình lớp 1 quá nặng. Bà Thắm nhấn mạnh, chương trình giảng dạy ở các bậc học đã được Bộ nghiên cứu kỹ và có chỉ thị rõ ràng.

Việc dạy trước chương trình lớp 1 sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển, tâm sinh lý, sự chủ quan của trẻ. Tâm lý của phụ huynh không yên tâm là do không hiểu rõ quy định cũng như nội dung giáo dục phù hợp độ tuổi. Nếu các trường mầm non và tiểu học thực hiện đúng chỉ thị của Bộ thì mặt bằng trẻ vào lớp 1 là như nhau.

"Cần tuyên truyền để cha mẹ học sinh hiểu rõ chủ trương, đồng thời, ngành giáo dục cũng cần tăng cường kiểm tra và xử lý những cơ sở vi phạm", bà Thắm nói.

hoc-sinh-10-1349407158-480x0-1377699989.

Chương trình lớp 1 được thiết kế phù hợp với độ tuổi của trẻ, không hề nặng vì học sinh dân tộc thiểu số vẫn tiếp thu tốt. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Bà Vụ phó cũng khẳng định, nói chương trình lớp 1 nặng là không đúng vì kể cả học sinh dân tộc thiểu số cũng tiếp thu tốt chương trình. Khi vào lớp 1, trẻ sẽ được dạy những việc đầu tiên như tư thế ngồi, cách cầm bút, học từng chữ cái, vần, âm... Để trẻ vùng dân tộc có thể học được, Vụ mầm non cũng đã thiết kế chương trình tăng cường tiếng Việt cho các em.

"Bộ đã chỉ đạo không được tổ chức thi vào lớp 1 trên cả nước. Một số trường ở Hà Nội tổ chức tuyển chọn đầu vào, nhưng không kiểm tra kiến thức, không thi chữ, chỉ kiểm tra các chỉ số cần thiết nên không gọi là thi", bà Thắm khẳng định.

Bà này cho hay, từ năm 2008, Bộ đã dạy tiếng Việt bằng công nghệ giáo dục ở 19 tỉnh và đạt kết quả tốt. Từ đó, Bộ trưởng chủ trương áp dụng toàn quốc trên cơ sở địa phương tự nguyện. Hiện có 36 tỉnh tham gia với 200.000 học sinh, trong đó Lào Cai áp dụng cho 100% học sinh lớp 1. Với phương pháp này, học sinh nắm chắc chính tả, cấu tạo tiếng, qua một mùa hè vẫn không bị quên chữ.

Liên quan đến vấn đề lạm thu ở các trường học, ông Lê Khánh Tuấn, vụ phó Kế hoạch Tài chính cho biết, mặc dù 20% ngân sách nhà nước đang dùng để chi cho giáo dục nhưng số tiền này vẫn không đủ để đảm bảo đầy đủ điều kiện học tập. Theo thống kê của Vụ, chỉ khoảng 17/63 tỉnh thành đảm bảo đủ chi tiêu bằng tiền ngân sách, còn lại rất khó khăn, phải rất tiết kiệm.

Ngoài học phí, các trường còn thu các khoản ngoài học phí. Để quản lý được hoạt động này, Bộ đã xây dựng nhiều văn bản pháp lý tương đối đầy đủ, bảo đảm 3 công khai để xã hội có thể kiểm soát việc thu trong trường học. Sở GD&ĐT, UBND các cấp phải có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để phát hiện kịp thời và xử lý lạm thu. Bộ cũng tăng cường giám sát, thanh tra để hành lang pháp lý ban hành được thực hiện đúng.

"Đầu năm học, Bộ sẽ tăng trường kiểm tra và xử lý nghiêm những trường vi phạm. Cha mẹ học sinh nếu phát hiện có lạm thu thì kịp thời báo cáo cơ quan quản lý, cùng ngành giáo dục quản lý, giám sát thu chi trong trường học", ông Tuấn đề nghị.

Ông Nguyễn Minh Khang, Phó giám đốc NXB Giáo dục cho biết NXB đã điều chỉnh độ trắng của giấy in để tránh ảnh hưởng đến mắt học sinhTheo đó, nhóm nghiên cứu thuộc NXB Giáo dục Việt Nam và các bác sĩ Học viện Quân y mới đây đưa ra kết luận giấy sách, vở có độ trắng cao như 80% ISO, 82% ISO, 84% ISO sẽ ảnh hưởng không tốt đến mắt của học sinh, dễ gây cận thị. 

Trước kia NXB sử dụng giấy định lượng 56g/m2, độ trắng 80-82 ISO in cho sách 2 màu và giấy định lượng 60, độ trắng 80-82 ISO để in cho sách 4 màu. Tuy nhiên ngay sau khi nghiên cứu, các chỉ số đã được thay đổi. Độ trắng của giấy chuyển thành 73-75 ISO, định lượng 56g/m2 khi in sách 2 màu và định lượng 60, độ trắng 73-75 ISO cho sách 4 màu.

"Hiện sách đã đáp ứng yêu cầu chống lóa, không ảnh hưởng đến thị giác của học sinh, tăng độ xốp, in không bị hằn sang phía sau", ông Khang nói.

Theo Hoàng Thùy VnExpress

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Thiếu nước sinh hoạt ở Nà Bỏ
Đã được Nhà nước đầu tư xây dựng 2 hệ thống đường ống dẫn nước từ đầu nguồn cùng với một mó nước ở giữa bản nhưng nhiều tháng nay các hộ dân bản Nà Bỏ (xã Bản Giang, huyện Tam Đường) không có nước...
Xứng danh người chiến sỹ
Ở độ tuổi xưa nay hiếm nhưng ông Nguyễn Giang Lam ở tổ dân phố số 11 (phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu) vẫn hăng say hiến công, hiến kế cho các hoạt động của địa phương và giáo dục con cháu...