Chủ nhật, 19/05/2024, 12:43 [GMT+7]

Cảnh báo tình trạng mua bán người, bắt cóc trẻ em

Thứ hai, 15/04/2013 - 14:54'
(BLC) - Trong những năm gần đây, tội phạm mua bán người (MBN) nhất là phụ nữ (PN) trẻ em (TE) ở tỉnh ta diễn biến ngày càng phức tạp; thủ đoạn hoạt động ngày càng nghiêm trọng, tinh vi, xảo quyệt, có tính chất xuyên quốc gia.

Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, từ năm 2004 đến hết tháng 3/2013, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 110 vụ, 182 đối tượng, 184 nạn nhân. Trong đó phụ nữ có 138 người, trẻ em 46 người. Hiện còn hơn 940 phụ nữ, trẻ em vắng mặt khỏi địa bàn không rõ lý do; trong đó có 371 phụ nữ, trẻ em nghi lấy chồng Trung Quốc. Đây mới chỉ là số liệu mà cơ quan chức năng phát hiện và thống kê được, trong thực tế tội phạm còn ẩn náu chưa tìm được và thống kê còn cao.

Điển hình như ngày 8/11/2012, cháu Phủ Thìn Lưu – SN 2002, học sinh lớp 5 Trường tiểu học điểm bản Sin Chải (xã Lản Nhì Thàng, Phong Thổ) trên đường đi học về thì bị 2 đối tượng đi xe máy bắt cóc đưa sang Trung Quốc bán. Chúng yêu cầu gia đình cháu Lưu đem 500 triệu đồng sang Trung Quốc để chuộc cháu Lưu về. Gia đình cháu Lưu không có tiền nên chúng đã bán cháu Lưu cho đối tượng người Trung Quốc. Đến nay chưa giải cứu được cháu Lưu.

Người thân của em Phủ Thìn Lưu thường xuyên viết đơn gửi các cấp chính quyền, cơ quan chức năm nhờ giải cứu em Lưu.

Hay vào ngày 27/12/2012, cơ quan công an đã bắt 2 đối tượng Phùng Văn Chung, Phùng Văn Thanh đều SN 1994, cư trú tại Mồ Sì San, huyện Phong Thổ. Chung và Thanh đã đến xã Lản Nhì Thàng (Phong Thổ) để dự đám cưới. Tại đây Chung đã làm quen với cháu Phàn Sểnh Quang (SN 1998) học sinh lớp 5, Trường tiểu học Lản Nhì Thàng, chúng rủ Quang về nhà ở Mồ Sì San chơi và sau đó Chung và Thanh đã đưa cháu Quang sang Trung Quốc bán.

Đối tượng thường lựa chọn PN, TE có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhận thức, hiểu biết hạn chế, dùng mọi thủ đoạn, tạo lòng tin, hứa hẹn giúp tìm việc ở thành phố, vùng biên giới hoặc Trung Quốc có thu nhập cao rồi thực hiện hành vi MBN. Chúng lợi dụng mạng lưới internet, điện thoại di động với tên giả, địa chỉ giả để kết làm bạn, làm quen rồi rủ đi chơi, mua sắm… khi các mối quan hệ có sự ràng buộc, các đối tượng đã thực hiện hành vi cưỡng ép, MBN.

Mặt khác, các đối tượng thường lợi dụng địa bàn giáp biên giới núi non hiểm trở, dân cư thưa thớt, cấu kết với đối tượng người Trung Quốc lợi dụng đêm tối, địa bàn vắng vẻ đột nhập vào nhà dân khống chế, tấn công người lớn để bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em, hoặc tổ chức bắt cóc phụ nữ khi đi làm nương trên rẫy, đưa qua biên giới bán. Lợi dụng mối thân tộc nhân dân 2 bên biên giới Việt Nam – Trung Quốc và phong tục tập quán của bà con dân tộc để cho nhận con nuôi rồi đem bán trẻ em cho đối tượng khác. Hoặc nạn nhân không biết rõ đường, không biết địa bàn các đối tượng đóng giả làm xe ôm chở ra biên giới khống chế bán.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Thiếu tá Trần Mạnh Hùng – Phó Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Công an tỉnh) cho biết: Trong thời gian tới, phía Trung Quốc đẩy mạnh công tác quản lý nhân hộ khẩu và hợp tác phòng chống tội phạm, phòng chống MBN giữa 2 nước Việt Nam – Trung Quốc; mối quan hệ giữa 2 Bộ Công an Việt Nam – Trung Quốc được tăng cường, thắt chặt hơn. Trên cơ sở đó, Phòng sẽ phối hợp với cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho gia đình, người thân, bà con dân bản nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa loại tội phạm này. Khi phát hiện những đối tượng có biểu hiện MBN cần báo ngay cho lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và chính quyền xã nơi gần nhất để kịp thời ngăn chặn và bắt giữ”.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, những người bị bán sang Trung Quốc, cư trú bất hợp pháp, sẽ bị Trung Quốc đẩy đuổi, trao trả về Việt Nam. Số đối tượng này trước đây là nạn nhân nên thường có tâm lý mặc cảm, trả thù… khi trở về nước dễ trở thành đối tượng lừa gạt PN, TE để bán sang Trung Quốc. Vì vậy mỗi chúng ta cần nhận thức rõ về hậu quả của tội phạm MBN, nắm được phương thức, thủ đoạn của đối tượng; từ đó bảo vệ chính mình, người thân và cộng đồng.

 

Hoài Thương

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...