Chủ nhật, 19/05/2024, 16:46 [GMT+7]

Gần 40% trẻ em ở cấp tiểu học thừa cân béo phì

Thứ hai, 28/10/2013 - 08:40'
Khảo sát tại hai trường, các bác sĩ phát hiện có đến 60% học sinh có mỡ trong máu cao hơn mức bình thường

"Trong 10 năm qua, tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ tăng 9 lần, chủ yếu ở bậc tiểu học", bà Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết tại lễ phát động "Tuần lễ dinh dưỡng" diễn ra ngày 25/10.

beo-phi-1375410674-500x0.jpg

Nhiều trẻ ở độ tuổi tiểu học có vòng bụng quá to. Ảnh: Thiên Chương

"Điều này cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng đã dần khắc phục. Tuy nhiên, một mối lo khác lại xuất hiện là việc thừa cân béo phì ở trẻ tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp và nhiều bệnh khác", bác sĩ Diệp nói. Bà cho biết tình trạng thừa cân béo phì xảy ra nhiều nhất là ở bậc tiểu học (17,1% béo phì, 21% thừa cân), tỷ lệ giảm nhẹ ở học sinh trung học cơ sở và giảm thêm không nhiều ở cấp trung học phổ thông. 

Khảo sát tại hai trong số các trường được chọn để nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở học sinh, các bác sĩ phát hiện có đến 60% học sinh có mỡ trong máu cao hơn mức bình thường. Khoảng 38,5% các em béo bụng hoặc có trọng lượng cơ thể nặng hơn quá nhiều so với chiều cao.

Theo bác sĩ Diệp, học sinh thừa cân béo phì chủ yếu tập trung ở những gia đình có điều kiện kinh tế tốt và các em quá ít vận động. Hầu hết các bé này cho biết "việc hay làm nhất trong ngày là xem tivi, chơi vi tính, chơi game". Tỷ lệ trẻ hoạt động tĩnh tại ở nội thành cao hơn rất nhiều so với ngoại thành.

"Rất hiều phụ huynh cho rằng con phải ăn nhiều và to béo thì mới có sức khỏe tốt. Họ không biết trẻ thừa cân béo phì chẳng những không khỏe bằng trẻ vừa cân, mà lại còn mang nhiều nguy cơ mắc bệnh", bác sĩ Diệp nói.

Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng béo phì ở trẻ, theo các bác sĩ, là phải có chế độ ăn hợp lý, giảm tinh bột, giảm chất béo, tăng chất xơ và hạn chế ăn sau 20h. Các em cần được tham gia các hoạt động vận động nhiều hơn, phải tập thể dục mỗi ngày thay vì xem tivi, chơi game...

Theo Thiên Chương VnExpress

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...