Chủ nhật, 19/05/2024, 12:43 [GMT+7]

Lai Châu từ những cái nhìn tích cực

Thứ tư, 13/05/2015 - 16:12'
(BLC) - Sau hơn 11 năm xây dựng, phát triển, bộ mặt thành phố Lai Châu nói riêng và tỉnh biên giới Lai Châu nói chung có nhiều đổi thay to lớn về đời sống, kinh tế, văn hóa.

Kể từ năm 2003, khi Quyết định số 22/2003/QH11 của Quốc hội ban hành chia tách tỉnh Lai Châu (cũ) thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Thị trấn Phong Thổ, huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu cũ) được đổi tên thành thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu (mới). Năm 2013, sau 10 năm nỗ lực xây dựng và phát triển thị xã Lai Châu được công nhận là đô thị loại 3, tháng 12 năm 2013 thị xã Lai Châu được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/NQ-CP nâng cấp lên thành phố Lai Châu.

Một góc thành phố Lai Châu hôm nay.

Khó khăn đầu tiên mà Lai Châu phải đối mặt là đường sá đi lại khó khăn; chủ yếu là đường đèo, dốc, quanh co, hiểm trở. Việc vận chuyển nông sản, hàng hóa, vận tải hành khách đi các tỉnh miền xuôi và các địa phương lân cận gặp không ít khó khăn. Thêm vào đó Lai Châu nằm trong vùng có thời tiết, khí hậu khác nghiệt về mùa đông; hiện tượng giá rét, băng tuyết trong mùa đông không những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân mà còn tác động không nhỏ đến sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò, gia cầm, thủy cầm. Giao thông cách trở, khí hậu khắc nghiệt là nguyên nhân khiến giá cả các mặt hàng tiêu dùng, nông cụ sản xuất và các sản phẩm hàng hóa khác, nguyên vật liệu xây dựng trên địa bàn Lai Châu có mức giá cao các địa phương khác. Dân số đa phần là đồng các dân tộc thiểu số, phân bố rải rác khắp các bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trong cộng đồng dân cư còn tồn tại nhiều thói quen canh tác lạc hậu, hủ tục… trong khi đó công tác đào tạo, tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi về nhu cầu xây dựng và phát triển của địa phương.

Khó khăn, thiếu thốn là vậy, song với tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, chính sách thu hút nhân tài của tỉnh cùng sự đồng thuận của Nhân dân các dân tộc, sự đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, kinh nghiệm từ các tỉnh bạn, Lai Châu đã và đang trở mình, chuyển những khó khăn thành động lực nhằm phát huy tối đa các nguồn lực, tập trung xây dựng Lai Châu phát triển bền vững.

Địa hình đồi núi, gấp khúc, với nhiều con sông lớn chạy qua nhiều thác gềnh, lưu lượng dòng chảy lớn… thiên nhiên ưu ái tạo cho Lai Châu tiềm năng thủy điện dồi dào. Dự án thủy điện Lai Châu và nhiều nhà máy thủy điện nhỏ trên khắp các nhánh sông, suối hứa hẹn một sự đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước cũng như của địa phương.

Cùng với đó, Lai Châu còn là địa phương có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, với những đặc trưng văn hóa tộc người; những cung ruộng bậc thang thơ mộng, hệ thống đường đèo dốc, chạy xuyên qua những cánh rừng nguyên sinh cùng nhiều hang động kỳ bí là điều kiện thuận lợi để Lai Châu phát triển du lịch sinh thái, văn hóa mang đậm nét đặc trưng của địa phương và vùng cao Tây Bắc.

Những thửa ruộng bậc thang trải dài sẽ là điểm nhấn thu hút du khách đến với Lai Châu.

Với độ cao 3.096m so với mặt nước biển, đỉnh Putaleng quanh năm chìm trong sương (được người dân Lai Châu kiêu hãnh ví với đỉnh Phanxipang - Lào Cai) là điều kiện cần thiết để mở các tua du lịch khám phá. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tiềm lực sẵn có, Lai Châu cần đẩy mạnh hơn nữa và có những chính sách phù hợp trong việc quảng bá du lịch. Từ khi tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào hoạt động thời gian đi lại được rút ngắn hơn rất nhiều so với trước đây đã tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Với chính sách thu hút nhân tài, thu hút đầu tư hợp lý, trong những năm qua Lai Châu là đất lành để lực lượng lao động trẻ, đội ngũ tri thức có trình độ đại học và cao đẳng, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cá nhân làm kinh tế gửi trọn niềm tin, yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng Lai Châu ngày càng giàu đẹp. Trong tương lai không xa với những chính sách phù hợp, sự đoàn kết, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền các cấp và Nhân dân, khai thác tối ưu những tiềm năng sẵn có, tin tưởng rằng mảnh đất Lai Châu sẽ vươn mình mạnh mẽ nơi địa đầu Tổ quốc.

Cảnh Toàn

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...