Thứ sáu, 17/05/2024, 01:24 [GMT+7]

Một mai... mai một?

Thứ hai, 12/12/2011 - 09:13'
Tuồng (hát bội hay hát bộ), bắt nguồn từ những trò diễn xướng dân gian của miền Bắc rồi lan dần vào trong Nam, phổ biến ở Bình Định, rồi lại quay ra Bắc thành bộ môn Tuồng mang phong cách Bắc. 

Cho đến nay chưa ai biết ông tổ đích thực của Tuồng, chỉ biết Đào Duy Từ là người đầu tiên dạy Tuồng cho người dân nên được coi là Tiên tổ, còn người có công đưa hát bộ dân gian vào cung đình thành Tuồng chuyên nghiệp là Hậu tổ Đào Tấn. 

Khác với các loại hình sân khấu khác như Chèo, Cải lương…, Tuồng mang âm hưởng bi hùng với những tấm gương tận trung báo quốc, những bài học về lẽ ứng xử của con người. Nét đặc trưng của Tuồng là cách điệu, ước lệ, tượng trưng. Không gian và thời gian được gói gọn trong những câu hát, động tác múa với những đạo cụ thô sơ... nhờ đó mà khán giả có thể tưởng tượng ra núi, sông, sáng sớm, chiều hôm, trận mạc, đi ngựa, xuống thuyền... Hóa trang cũng không mang tính tả chân, mà hoàn toàn tượng trưng, người xem nhìn mặt diễn viên là biết ngay đó là vai trung hay vai gian.

Mang nhiều tính ước lệ, lại nệ vào tích cổ nên Tuồng truyền thống khó có nhiều khán giả trong thời hiện đại. Các diễn viên Nhà hát Tuồng Việt Nam có tâm huyết, nỗ lực đến mấy với nghề cũng chỉ để gìn giữ vốn quý của sân khấu truyền thống không bị mai một.

Vai diễn "Ông già cõng vợ trẻ đi xem hội" khó ở diễn xuất, vì một người đóng cả hai vai.

Diễn viên Lộc Huyền, một tài năng trẻ, giành nhiều huy chương tại các liên hoan sân khấu vào vai diễn Hồ Nguyệt Cô.

NSƯT Nguyễn Ánh Dương, gắn bó với tuồng từ năm 1979.

Diễn viên tuồng phải tự hóa trang khi biểu diễn chứ không có họa sĩ hóa trang.

Trống được coi là "phó sư" trong nhạc cụ tuồng.

Diễn viên tuồng không chỉ có hát, mà còn phải diễn, phải múa với nhiều hành động trên sân khấu.

NSƯT Nguyễn Minh Gái (phía trước) hướng dẫn các diễn viên trẻ của Đoàn 1 - Nhà hát tuồng tập những trích đoạn tuồng cổ.

 

Theo Hanoimoi

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...