Thứ hai, 20/05/2024, 20:29 [GMT+7]

Tiếp sức xóa nghèo nhanh và bền vững

Thứ ba, 09/08/2011 - 15:09'
(BLC) - Cùng với 20 tỉnh, thành phố trong cả nước, ngày 1/6/2011,tỉnh ta đã khởi động “Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo”. Dự án được xem là bước tiếp sức cho Nghị quyết 30a của Chính phủ về đích sớm.

Điều kiện để các xã nghèo vươn lên thoát nghèo

 

Đến nay, dù bộ máy cấp uỷ, chính quyền tỉnh ta từng bước đi vào ổn định song vẫn còn không ít hạn chế. Trình độ của đội ngũ cán bộ công chức còn thấp, thậm chí nhiều người không đủ điều kiện, năng lực để cử đi đào tạo nâng cao trình độ. Công tác lãnh, chỉ đạo, điều hành và phương pháp vận động quần chúng chưa đáp ứng được những đòi hỏi từ thực tiễn. Một bộ phận cán bộ, công chức còn tư tưởng trông chờ, ỉ lại, phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, chưa phát huy hết sự năng động sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Đoàn viên thanh niên là lực lượng tiên phong, nòng cốt trong mọi hoạt động và góp phần quyết định sự phát triển xã hội.

Vậy nên việc triển khai “Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo” (gọi tắt là Dự án 600 Phó Chủ tịch xã) ở tỉnh ta là điều kiện để các xã nghèo vươn lên thoát nghèo. Đây cũng là dịp để cho các trí thức trẻ có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học, thể hiện năng lực, phẩm chất của mình trong quá trình tham gia Dự án.

Ngay sau khi có kế hoạch triển khai “Dự án 600 Phó Chủ tịch”, Sở Nội vụ đã thông báo tới 50 xã đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo của tỉnh có nhu cầu cần tuyển chức danh Phó Chủ tịch UBND xã mà chưa tuyển được, hoặc chưa bố trí đủ 2 Phó Chủ tịch UBND xã (đối với các xã biên giới). Sau khi nhận được thông báo, các xã đã báo cáovới Sở Nội vụ về nhu cầu của địa phương.

Đồng thời, Sở Nội vụ thành lập Hội đồng tuyển chọn và tiến hành nhận hồ sơ xét tuyển. Đồng chí Lò Văn Hương - Trưởng phòng Tổ chức Chính quyền (Sở Nội vụ) cho biết: “Phương châm của tỉnh khi xét duyệt là không xét ồ ạt lấy thành tích mà tuân thủ chặt chẽ quy định, tiêu chí; đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhu cầu thực tế của từng xã. Đặc biệt, quan tâm đến các hồ sơ có bằng đại học chính quy tập trung dài hạn và ưu tiên giảm dần đối với các thang bậc: giỏi, khá, trung bình… Bên cạnh đó, tỉnh cũng ưu tiên con em các dân tộc địa phương, thông thạo tiếng dân tộc thiểu số và hiểu biết phong tục tập quán của đồng bào. Căn cứ vào điều kiện cụ thể ở từng địa phương, tỉnh sẽ lựa chọn và sắp xếp vị trí đối với các chuyên ngành nông, lâm; tài nguyên môi trường, luật”.

Tính đến ngày 9/8, Sở Nội vụ đã nhận được27 bộ hồ sơ của đoàn viên, thanh niên và tri thức trẻ (gọi tắt là đội viên), trong đó: 5 hồ sơ có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh; độiviên xa nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh; có 2 đội viên nữ.

Ấn tượng nhất là Hoàng Thị Chung, sinh năm 1986, tại huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hoá), tốt nghiệp Đại học Sư phạm Vinh, chuyên ngành sinh học với kết quả học tập loại khá; được kết nạp Đảng tại trường Đại học; là lớp phó phụ trách đời sống; được nhận Giấy khen của TW Đoàn trong hoạt động tình nguyện. Phạm Thị Lương, sinh năm 1987 tại Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình), tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Hà Nội chuyên ngành kế toán, kết quả học tập loại khá.

Cùng với các ứng viên khác, Chung và Lương đang ngày đêm háo hức và ngóng chờ tin vui khi đơn của mình được phê duyệt và chuẩn bị tư tưởng lập trưởng vững vàng, sẵn sàng lên Lai Châu công tác khi có giấy gọi.

Chắc chắn, trước khi tham gia Dự án, các đội viên đã tìm hiểu kỹ nơi mình sẽ đến công tác. Dù biết Lai Châu là tỉnh miền núi xa xôi, giao thông khó khăn, đời sống người dân còn nghèo, song với ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm của tuổi trẻ, những người như Chung, Lương không ngại khó, ngại khổ tình nguyện đến với mảnh đất phên dậu của Tổ quốc cống hiến tâm sức, trí tuệ của mình xây dựng Lai Châu ngày càng giàu đẹp.

Những băn khoăn

Nhiều người cho rằng trí thức trẻ mới ra trường mới được trang bị về mặt lý thuyết, khả năng vận dụng thực tiễn còn hạn chế. Nếu giao nhiệm vụ quản lý, có nhiều quyền, trong đó có quyền quản lý ngân sách sẽ là điều rất khó khăn.

Theo kế hoạch, Dự án được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (thử nghiệm) từ năm 2011 – 2012. Giai đoạn 2 (triển khai tổng thể) từ năm 2013 đến hết thời gian thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ. Khi kết thúc Dự án, nếu có nguyện vọng tiếp tục công tác, đội viên sẽ được quy hoạch vào các vị trí cơ quan của địa phương, tuyển dụng làm công chức các cấp. Nếu không có nguyện vọng sẽ được giải quyết thôi việc theo chế độ công chức; nếu không thể bố trí, UBND tỉnh sẽ có văn bản giới thiệu đến các cơ quan khác để được ưu tiên.

Bên cạnh đó, tại các xã nghèo, đời sống sinh hoạt còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, do vậy, đội viên cần xác định rõ tư tưởng; xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng; không dao động, hoang mang trước khó khăn thử thách; tìm cách hoà nhập với cuộc sống của người dân địa phương để hiểu và gắn bó với bà con nhiều hơn, đặc biệt phải nói đi đôi với làm... Từ đó mới tranh thủ sự ủng hộ của người dân, tạo thuận lợi trong công việc của mình. Song, điều đó, không phải ai cũng có thể làm được.

Đồng chí Doãn Đình Chức - Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: “Nếu công tác tuyển chọn sát thực, đúng, trúng đối tượng, chắc chắn sẽ mang lại kết quả tốt. Khi Dự án thành công, các “tân Phó Chủ tịch xã” sẽ khẳng định vị trí, năng lực của bản thân; quyết đoán, chín chắn khi đưa ra những quyết định đúng đắn trên cương vị, chức trách của mình. Với tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ này sẽ giúp ích nhiều cho bộ máy điều hành chính quyền cấp xã trong công tác tư vấn, tham mưu, đề xuất những ý tưởng mới, cách làm hay, đưa nghị quyết của Đảng đến gần dân hơn. Đây cũng sẽ là nguồn cán bộ cốt cán của tỉnh, giúp Lai Châu không chỉ xoá nghèo nhanh, bền vững mà còn bước xa hơn.

 

Thu Trang

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...