Thứ bảy, 27/04/2024, 23:37 [GMT+7]

Đẩy mạnh công tác truyền thông bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Thứ hai, 06/06/2016 - 19:26'
 (BLC) – Chưa bao giờ vấn đề thực phẩm “bẩn" lại trở lên “nóng” như hiện nay. Thực phẩm “bẩn”, không đảm bảo vệ sinh đang len lỏi đến từng gia đình, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy âm thầm, lặng lẽ nhưng nó lại gây ra hậu quả vô cùng nghiệm trọng. Chính vì vậy, cùng với tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thì công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang được các cơ quan chức năng trong tỉnh quan tâm chú trọng, nhằm huy động sự vào cuộc của cả cộng đồng trong việc chung tay bài trừ thực phẩm "bẩn".   

 

 Trên các phương tiện thông tin đại chúng những ngày qua liên tiếp truyền thông các vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm "bẩn". Từ các loại rau, củ, quả tồn dư quá mức thuốc bảo vệ thực vật đến gia súc, gia cầm tươi sống được nuôi bằng thức ăn pha trộn chất tăng trọng, tạo nạc; thực phẩm công nghệ dùng chất phụ gia trái quy định để chế biến… khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng. Trước thực trạng đó, công tác truyền thông về VSATTP được các ngành chức năng trong tỉnh xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của các hộ sản xuất, kinh doanh cũng như vai trò của người tiêu dùng về VSATTP. Theo đó, công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức, bằng nhiều thứ tiếng dân tộc thiểu số, phát trên sóng phát thanh và truyền hình. Bên cạnh đó, các ngành chức năng còn phối hợp với các trường học chú trọng hoạt động truyền thông trực tiếp tới phụ huynh, học sinh và giáo viên các trường học để tích cực phòng chống ngộ độc thực phẩm và lây truyền qua thực phẩm; xây dựng các nội dung tuyên truyền phù hợp cho các đối tượng, các vùng dân cư khác nhau, chú trọng tới đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số… Nội dung tuyên truyền tập trung vào việc phổ biến Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về đảm bảo ATTP; kiến thức về đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi; sản phẩm nông sản, trong nhập khẩu thực phẩm. Đặc biệt, tuyên truyền về tầm quan trọng của ATTP đối với đời sống xã hội, đến sức khỏe con người, sự phát triển giống nòi và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Vì Chất lượng VSATTP tỉnh tuyên truyền Luật VSATTP cho hộ kinh doanh thực phẩm thị trấn Than Uyên.

Theo đó, tính từ năm 2011 đến nay, các ngành chức năng trong tỉnh đã tổ chức được 37 lớp tập huấn, đánh giá xác nhận kiến thức về ATTP cho đối tượng quản lý và cán bộ làm công tác ATTP từ tỉnh tới cơ sở với 1.256 lượt người tham gia. Mở 133 lớp cho các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể với 5.098 lượt người tham dự; 16 lớp tập huấn về lĩnh vực nông nghiệp cho 576 lượt người; cấp 724 Giấy xác nhận kiến thức VSATTP; 636 Giấy chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP. Bên cạnh đó, tổ chức in, sao 323 đĩa tuyên truyền; 51.659 tờ rơi, tờ gấp; cấp phát 2.030 tờ gấp tuyên truyền về những hành vi bị cấm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm; treo 994 băng rôn tuyên truyền đảm bảo ATTP. Các cơ quan truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch cũng tích cực vào cuộc với 1.037 lượt phát thanh; tuyên truyền trên sóng truyền hình được 294 lượt; xây dựng và phát sóng 35 chuyên mục, Báo Lai Châu cũng đăng tải hàng ngàn lượt tin, bài ảnh tuyên truyền về VSTTT...

Ông Chu Văn Ban - Chi cục Trưởng Chi cục vệ VSATTP tỉnh cho biết: Thời gian qua, Chi cục vệ VSATTP tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các cấp uỷ đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Chỉ thị 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, Luật An toàn thực phẩm và các chương trình hành động của Tỉnh uỷ thông qua các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, phù hợp với trình độ dân trí, từng đối tượng, từng vùng. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, tăng cường nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong việc bảo đảm chất lượng, VSATTP theo quy định của pháp luật. Vận động, hướng dẫn cách sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu dùng rau, thịt an toàn; nói không với chất cấm trong chăn nuôi; thực hiện tốt các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, phụ gia... Nhờ đó, nhận thức và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật, hiếu biết của người quản lý, người tiêu dùng và các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm về ATTP trong tỉnh từng bước được nâng lên, tạo sự chuyển biến đáng kể về trách nhiệm, hành vi ATTP đối với người sản xuất, kinh doanh thực phẩm… Góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tuy nhiên, để đẩy lùi tiến tới bài trừ thực phẩm “bẩn” ra khỏi đời sống xã hội, ngoài sự vào cuộc của cơ quan chức năng, các cấp chính quyền, các tổ chức, đoàn thể thì thì trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng phải được đặt lên hàng đầu; quản lý ATTP phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh… Có như vậy, mối nguy hại do thực phẩm “bẩn” gây ra đối với xã hội mới từng bước được loại bỏ, mọi người cùng nhau nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về lĩnh vực này.

 

Lam Giang

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Đa dạng hình thức phát triển kinh tế
(BLC) - 16 năm nay anh Nguyễn Xuân Oanh ở thôn Thống Nhất (thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ) đã có nhiều việc làm thiết thực cùng với người dân giữ gìn màu xanh cho các cánh rừng vừa phát triển...