Thứ hai, 29/04/2024, 09:46 [GMT+7]

Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi

Thứ tư, 23/04/2014 - 09:34'
(BLC) – Từ đầu năm đến nay, tỉnh ta phát hiện 24 trường hợp sốt phát ban nghi sởi. Kết quả xét nghiệm không có ca bệnh dương tính với vi rút sởi. Tuy nhiên, nguy cơ dịch sởi bùng phát trở lại trên địa bàn tỉnh rất lớn. Ngày 18/4/2014, UBND tỉnh ban hành Công điện số 10/CĐ-UBND về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi. 

Theo thông báo của Bộ Y tế, tính đến ngày 16/4/2014, đã có 61/63 tỉnh thành trên cả nước có ca mắc sởi, với tổng số 3.131 ca dương tính với vi rút sởi, 8.446 ca nghi sởi, trong đó 25 trường hợp tử vong được xác định do sởi trên 108 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi, đặc biệt là trẻ em. Hiện nay, dịch sởi đang diễn biến phức tạp, nguyên nhân do vi rút sởi gây nên, chủ yếu là ở trẻ em chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi hoặc tiêm không đủ liều. Tại Lai Châu, dịch sởi xuất hiện từ cuối tháng 4 – 10/2013 ở các huyện : Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong Thổ với tổng số 80 ca mắc, không có trường hợp tử vong.

Cán bộ Trạm Y tế phường Tân Phong, thành phố Lai Châu tiêm phòng cho trẻ.

Thực hiện Công điện số 477/CĐ-TTg ngày 16/4/2014 của Thủ Tướng Chỉnh phủ về phòng, chống dịch sởi. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sởi, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong, không để dịch lớn xảy ra, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện các trường hợp mắc và nghi mắc sởi để kịp thời cỏ biện pháp khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để; chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về phòng, chổng dịch bệnh sởi, có biện pháp khống chế kịp thời khi dịch bệnh xảy ra, không để bùng phát, lây lan thành dịch lớn, trên diện rộng; chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, vắc xin, vật tư, hóa chất khử trùng, xử lý ổ dịch theo quy định.

Phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của công tác tiêm chủng, tác hại và cách phòng, chống dịch bệnh sởi để người dân hiểu và tự giác tham gia; vận động các bà mẹ, gia đình có trẻ em từ đủ 9 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi sởi đến cơ sở y tế để tiêm phòng sởi theo quy định.

Rà soát, thống kê danh sách trẻ em dưới 2 tuổi chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi theo quy định, lập kế hoạch tiêm vét triệt để cho trẻ em thuộc đối tượng tiêm, đảm bảo đủng quy trình, kỹ thuật và an toàn trong tiêm chủng.

Chỉ đạo các cơ sở điều trị từ tỉnh đến cơ sở rà soát tất cả các trường hợp mắc và nghi mắc sởi đang điều trị báo cáo theo quy định, đồng thời chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, cơ số thuốc, vật tư, trang thiết bị, kịp thời thu dung, phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, phòng lây chéo tại bệnh viện, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng và tử vong do dịch bệnh sởi.

Hướng dẫn về chuyên môn và tập huấn về nghiệp vụ cho y, bác sỹ và cán bộ y tế cơ sở trong phòng, chống dịch bệnh sởi; phân công cán bộ theo dõi và chỉ đạo cơ sở nhất là nơi phát hiện ổ dịch để kịp thời có biện pháp xử lý.

Theo dõi sát tình hình, diễn biến dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh để kịp thời thông tin, cảnh báo, xây dụng kế hoạch ứng phó và báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế theo quy định.

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sởi trong nhà trường; thực hiện việc theo dõi, quản lý sức khỏe của học sinh, thông báo ngay cho các đơn vị y tế khi phát hiện học sinh có dấu hiệu mắc hoặc nghi mắc sởi để kịp thời xử lý; làm tốt công tác tuyên truyền trực tiếp đến giáo viên, gia đình và học sinh các trường về các biện pháp phòng và cách nhận biết sớm bệnh sởi để chủ động cách ly, điều trị, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

Sở Thông tin - Truyền thông, Đài PT-TH tỉnh, Báo Lai Châu phối hợp với Sở Y tế, các đơn vị liên quan tăng cường thời lượng các tin, bài, các loại hình thông tin tuyên truyên phố biến về nguy cơ, tác hại, cách phát hiện và các biện pháp phòng chống dịch bệnh sởi; lợi ích của việc tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh nói chung và vắc xin sởi nói riêng để người dân hiểu và tích cực tham gia.

Sở Tài chính tuỳ theo tình hình, diễn biến dịch bệnh sởi xảy ra, có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh, bảo đảm nhu cầu kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh sởi trên địa bàn toàn tỉnh.

UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, chính quyền các xã, phường, thị trấn phối hợp với ngành Y tế và các đơn vị liên quan, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân đưa con, em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh, đặc biệt là vắc xin sởi; hướng dẫn cho người dân về sự nguy hiểm, dẩu hiệu nhận biết và các biện pháp phòng chống dich bệnh sởi.

Phối hợp với ngành Y tế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh sởi trên địa bàn phụ trách; theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh tại địa phương; hỗ trợ kinh phí, kịp thời báo cáo và có biện pháp xử lý khi có dịch bệnh sởi xảy ra.

Đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể nhân dânphối hợp với ngành y tế, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và cộng đồng hiểu rõ và tự giác thực hiện các biện pháp phòng chông dịch bệnh sởi.

 

Đ.T

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Đa dạng hình thức phát triển kinh tế
(BLC) - 16 năm nay anh Nguyễn Xuân Oanh ở thôn Thống Nhất (thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ) đã có nhiều việc làm thiết thực cùng với người dân giữ gìn màu xanh cho các cánh rừng vừa phát triển...