Thứ năm, 02/05/2024, 19:29 [GMT+7]

Tăng cường năng lực chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trạm y tế cơ sở

Thứ sáu, 15/07/2016 - 17:36'
(BLC) - Đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai kế hoạch phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Y tế tổ chức sáng nay (15/7).

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta. 

Theo nội dung mô hình, bác sĩ gia đình là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh, là những thầy thuốc gắn bó với dân và gần dân nhất. Bác sĩ gia đình là bác sĩ hướng về gia đình, biết rõ từng người bệnh trong gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, mô hình bác sĩ gia đình đã phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ thế kỷ XX. Hiện nay, mô hình bác sĩ gia đình được phát triển rộng rãi không chỉ ở các nước phát triển mà còn cả ở các quốc gia đang phát triển. Đến nay, 6 tỉnh, thành phố đã thành lập được 240 phòng khám bác sĩ gia đình, vượt chỉ tiêu đề ra là 80 phòng khám. Từ nay đến năm 2020, phấn đấu cả nước có 80% các tỉnh, thành phố triển khai mô hình phòng khám bác sĩ gia đình. Trong đó, thành lập các mô hình phòng khám bác sỹ gia đình gồm trạm y tế tuyến xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân và phòng khám bác sỹ gia đình thuộc bệnh viện đa khoa công lập…

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, phòng khám bác sỹ gia đình là mô hình hay trên thế giới nhưng việc triển khai thực hiện ở nước ta đến nay còn nhiều vướng mắc, tiến độ thực hiện còn chậm và chưa tạo được chuyển biến, vì nơi làm tốt nhất thì số trường hợp khám bệnh tại trạm y tế cũng không tăng đáng kể. Về triển khai kế hoạch phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2016 - 2020 nút thắt chính là phải tạo ra được cơ chế tài chính phù hợp. Vì vậy, Bộ Y tế cần phải chuẩn bị nội dung để có cuộc làm việc với Bộ Tài chính và Bảo hiểm Xã hội có liên quan trực tiếp, đồng thời điều chỉnh lại lộ trình thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn. Vấn đề cần làm hiện nay là tăng cường năng lực chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trạm y tế cơ sở. Đồng thời có mức độ phân biệt rõ ràng giữa các trạm y tế ở nông thôn, đặc biệt là miền núi với trạm y tế ở thành phố.

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị: UBND các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo và đầu tư hơn nữa cho y tế cơ sở nói chung và phát triển mô hình bác sĩ gia đình nói riêng theo định hướng của Bộ Y tế. Sở Y tế các địa phương phối hợp với các sở, ngành liên quan để khảo sát, đánh giá thực trạng y tế cơ sở, nhu cầu chăm sóc ban đầu của Nhân dân, xây dựng kế hoạch cụ thể và lộ trình, thời gian cụ thể triển khai nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình. Tổ chức quan triệt các nội dung về xây dựng mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tới cán bộ, nhân viên trong các cơ quan y tế của địa phương.

Nguyễn Tùng

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Phòng ngừa đuối nước cho trẻ em
Mặc dù chưa đến kỳ nghỉ hè nhưng những ngày qua, rất nhiều trẻ em trên địa bàn tỉnh tự tắm tại sông, suối, ao, hồ không có sự theo dõi, quản lý của người lớn. Do đó, rất cần sự quan tâm của mỗi...
Tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Trung tá quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Lê Thế Thành - Chủ nhiệm Nhà văn hóa, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, không chỉ gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ mà còn đi đầu trong công tác tuyên...