Chủ nhật, 28/04/2024, 14:04 [GMT+7]

Tam Đường: Cảnh báo bệnh tay chân miệng ở các xã vùng cao

Thứ ba, 08/10/2013 - 08:33'
(BLC) - Khoa Truyền nhiễm, Trung tâm Y tế huyện Tam Đường hiện đang điều trị bệnh chân tay miệng (TCM) ở thể nhẹ cho nhiều trẻ em. Phần lớn trẻ mắc bệnh TCM đều là con em dân tộc ở các xã vùng cao: Nà Tăm, Khun Há, Sơn Bình, Bản Bo, Bình Lư…

Bác sĩ Lê Thị Hồng Nhung - Phụ trách Khoa Truyền nhiễm, Trung tâm Y tế huyện Tam Đường cho biết: “Điều đáng lo ngại nhất của chúng tôi hiện nay là bệnh TCM có nguy cơ lây lan rộng ở các xã vùng cao. Nguyên nhân do đồng bào chưa hiểu nhiều về bệnh TCM. Một số cha, mẹ thấy con em mình mọc nhiều nốt ở TCM nhưng không đưa đến cơ sở y tế điều trị kịp thời. Trong khi, một số gia đình có con bị bệnh TCM chưa vệ sinh sạch sẽ dẫn tới đau nhức và rất lâu khỏi. Trước thực trạng trên, khi phát hiện bệnh nhân TCM, cán bộ Khoa đã cách ly, vệ sinh cá nhân, tẩy rửa đồ dùng sinh hoạt sạch sẽ. Đây là khâu quan trọng, tránh tình trạng các nốt TCM nhiễm khuẩn nặng dẫn đến ho, sốt cao, tử vong”.

Tại phòng điều trị số 1, (Khoa Truyền nhiễm) chúng tôi thấy cháu Lò Minh Ngọc (15 tháng tuổi) ở bản Nà San (xã Bình Lư) xuất hiện nhiều nốt đỏ mọng ở TCM. Đây là ngày thứ 2 cháu được gia đình đưa đến nhập viện điều trị. Chị Lò Thị Banh mẹ cháu Ngọc tâm sự: “Ngày đầu thấy TCM của cháu Ngọc xuất hiện một vài nốt đỏ nhưng tôi chủ quan cho là mụn ngứa nên không đưa đến cơ sở y tế khám, điều trị. Khi cháu có biểu hiện đau mồm, không ăn, uống, gia đình tôi mới nhanh chóng đưa xuống Trung tâm điều trị. Qua thăm khám, bác sĩ kết luận con tôi bị bệnh TCM ở thể nhẹ rất cần được cách lý để tránh lây lan ra cộng đồng. Đồng thời, vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn những nốt lở ở TCM; cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng. Đến nay, các nốt mụn của con tôi đã bắt đầu khô. Khi khỏi hẳn bệnh tôi mới cho cháu về bản”.

Y sĩ Trạm Y tế xã Bản Bo (huyện Tam Đường) chuẩn đoán bệnh TCM cho trẻ ở bản Nà Ly (xã Bản Bo).

Giống như cháu Ngọc, bé Hoàng Thị Thu Hà (16 tháng tuổi) ở bản Toòng Pẳn (xã Bình Lư) bị bệnh TCM nhưng gia đình thiếu hiểu biết nên không cho đi khám ngay. Khi bé Hà quấy, khóc, gia đình mới đưa đến Trung tâm Y tế huyện điều trị. Ngày đầu nhập viện, do bỏ ăn nên bé Hà mệt mỏi, Khoa phải truyền bổ sung đường, muối cho bé. Sau 10 ngày cách ly, điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, đến nay, Hà đã khỏi hẳn bệnh, chuẩn bị xuất viện. Cạnh đó, các bé: Hảng Thị Sua, Lò Thị Chinh (dưới 2 tuổi) ở xã Sơn Bình; Giàng Thị Di ở xã Bản Giang (huyện Tam Đường) cũng đang điều trị bệnh TCM…

Được biết, từ trung tuần tháng 9 đến nay, Khoa Truyền nhiễm, Trung tâm Y tế huyện đã tiếp nhận, điều trị 14 ca TCM. Những ca TCM trên đều là con em dân tộc. Trong khi, trình độ dân trí không đồng đều, nhiều người chưa quan tâm đến sức khỏe của con em mình nên bệnh TCM đang có chiều hướng gia tăng. Đến nay, bệnh TCM đã xuất hiện tại 14/14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Vì vậy, ngay khi thấy trẻ có triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy và TCM xuất hiện những nốt đỏ… các bậc cha, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hương - Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Y tế huyện Tam Đường cho biết: “Bệnh TCM thường xuất hiện ở thị trấn, thị xã, trường học, nơi đông dân cư, vệ sinh nơi ở kém, trẻ có sức đề kháng yếu rất dễ mắc bệnh TCM. Khác với các địa phương trên, các xã vùng cao trên địa bàn huyện đã xuất hiện bệnh TCM. Đây là bệnh lây lan nhanh nếu không tách ly người bệnh điều trị kịp thời. Trước thực trạng trên, Trung tâm đã có công văn chỉ đạo các Trạm Y tế trực thuộc phân công cán bộ đến tận các thôn, bản hướng dẫn bà con cách phát hiện bệnh TCM; tuyên truyền vận động người dân vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, khi phát hiện trẻ bị bệnh TCM phải kịp thời đưa đến cơ sở y tế cách ly và điều trị…”.   

.

Y, Bác sĩ Khoa Truyền nhiễm, Trung tâm Y tế huyện Tam Đường điều trị bệnh TCM cho bé Lò Minh Ngọc ở bản Nà San (xã Bình Lư).

Tuy nhiên ngoài nỗ lực khống chế dịch bệnh ngành y tế huyện, mỗi người dân trên địa bàn cũng cần nâng cao cảnh giác, đưa trẻ đến các trạm y tế, Trung tâm y tế để được phát hiện sớm bệnh CTM, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Thu Minh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Đa dạng hình thức phát triển kinh tế
(BLC) - 16 năm nay anh Nguyễn Xuân Oanh ở thôn Thống Nhất (thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ) đã có nhiều việc làm thiết thực cùng với người dân giữ gìn màu xanh cho các cánh rừng vừa phát triển...