Thứ ba, 14/05/2024, 03:45 [GMT+7]

Ban hành Nghị định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức

Thứ tư, 24/04/2013 - 08:39'
Theo Nghị định 36/2013/NĐ-CP về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm được phân làm 3 loại: Vị trí việc làm do một người đảm nhận; vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận; vị trí việc làm kiêm nhiệm.

Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Cấu trúc của mỗi vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị gồm bản mô tả công việc và khung năng lực phù hợp để hoàn thành công việc.

Việc xác định vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện theo phương pháp tổng hợp, nghĩa là việc kết hợp giữa hoạt động phân tích tổ chức và phân tích công việc...

Cơ cấu ngạch công chức

Bên cạnh quy định vị trí việc làm, Nghị định cũng quy định cụ thể về cơ cấu ngạch công chức. Theo đó, cơ cấu ngạch công chức của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị là tỷ lệ % công chức giữ các ngạch phù hợp với Danh mục vị trí việc làm và biên chế công chức tương ứng.

Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức dựa vào Danh mục vị trí việc làm; tiêu chuẩn và chức danh ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.

Hàng năm, khi có biến động về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, bộ máy; tính chất, đặc điểm, yêu cầu công việc, độ phức tạp, quy mô, phạm vi, đối tượng phục vụ; mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm xây dựng đề án điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Theo Hoàng Diên (CP)

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đi tìm “sự thật” cho 3,8 tấn thóc giả
(BLC) - Tháng 4/2024, lực lượng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh) bóc gỡ thành công vụ án về sản xuất, kinh doanh 3,8 tấn thóc giống giả. Đây là vụ việc chưa có tiền lệ trong cả nước cũng như trong...
Gắn bó với giáo dục vùng biên
Hơn 14 năm gắn bó với huyện Mường Tè là từng ấy năm cô giáo Nguyễn Thị Thảo hết mình với sự nghiệp giáo dục tại các xã biên giới: Pa Ủ, Pa Vệ Sủ. Từ những nỗ lực vì sự nghiệp “trồng người”, cô...