Chủ nhật, 05/05/2024, 13:02 [GMT+7]

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Thứ năm, 14/03/2013 - 10:28'
(BLC) – Sau nhiều năm vất vả cải tạo từng mét vuông đất đá để đào ao thả cá, chăn nuôi lợn, vịt… Đến nay gia đình anh Vùi Văn Tiêu ở tổ 24, phường Đông Phong, thị xã Lai Châu không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên trở thành một trong những hộ sản xuất giỏi của phường.

Bên ấm trà nóng trong ngôi nhà xây cấp 4 khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt đắt tiền, anh Tiêu kể cho chúng tôi nghe về những ngày tháng cơ cực. Sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo, bố ốm đau thường xuyên nên mọi tài sản trong gia đình đều bán để chữa bệnh. Năm 1994, anh lấy vợ, nhà nghèo nên 2 vợ chồng chỉ lên UBND phường làm giấy đăng ký kết hôn rồi về ở với nhau.

Tài sản của hai vợ chồng anh chị bấy giờ chỉ là mảnh đất đầy đá sỏi và gian nhà tre tuềnh toàng. Ngồi trong nhà mà còn nhìn thấy cả mảng trời xanh trên nóc. Khi chị mang thai và sinh con, cuộc sống của gia đình anh chị càng thêm túng thiếu. Cái nghèo khổ càng bám riết lấy anh chị khi đứa con thứ 2. Rồi đứa thứ 3, thứ 4 ra đời càng khiến cuộc sống của anh chị thêm túng quẫn. Sau nhiều đêm trăn trở, suy nghĩ anh nói với chị “mình nghèo là do đẻ nhiều con đấy. Từ nay mình sẽ thực hiện kế hoạch hóa gia đình để còn dành thời gian làm kinh tế mới thoát nghèo được”.

Anh Tiêu chăm sóc đàn lợn

Với sự động viên, giúp đỡ của người thân trong gia đình và bạn bè, anh chị bắt tay vào đào ao thả cá. Với 10 triệu đồng được vay từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư nuôi 12 con lợn, làm chuồng trại cẩn thận, chú trọng vệ sinh chuồng trại… song sau 3 tháng sau chăn nuôi, đàn lợn lăn ra chết hết do bị tụ huyết trùng.

Bước khởi đầu thất bại không làm cho anh chị nao núng. Anh chị tiếp tục vay thêm tiền của người thân và bạn bè để chăn nuôi. Lứa lợn thứ 2 đã thành công, anh chị thu lãi 2 triệu đồng và giữ lại một con để làm lợn nái với mục đích chủ động được nguồn con giống và nhân đàn. Cuộc sống của gia đình anh chị đã phần nào vơi bớt khó khăn, bắt đầu mở rộng chuồng trại đầu tư chăn nuôi.

Năm 2008, từ số tiền đền bù tái định cư anh chị đầu tư mua thêm đất của bà con cùng tổ dân phố để cải tạo đào ao thả cá và chăn nuôi lợn. Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm của bà con trong bản, hễ thấy dấu hiệu lạ của lợn, cá anh lại nhờ cán bộ thú y xã kiểm tra, phòng bệnh kịp thời. Nhờ đó, mô hình chăn nuôi của gia đình anh ngày càng phát triển.

Đến nay, gia đình anh chị đã có 8.000m2 ao nuôi cá trôi, trắm, chép, rô phi đơn tính. Mỗi năm nuôi 3 lứa lợn với số lượng từ 50 – 60 con lợn thịt, cung cấp cho thị trường trên 40 tấn lợn hơi và nuôi trên 400 con vịt. Ngoài ra còn trồng rau các loại, nấu rượu để cung cấp cho thị trường. Trung bình mỗi năm cho thu lãi từ 70 – 100 triệu đồng.

Đánh giá về mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh Tiêu, chị Phạm Thị Thơm – Chi hội Trưởng Chi Hội Nông dân tổ dân phố số 24 cho biết: Từ đôi bàn tay trắng, bằng sức lao động cần cù, anh chị Tiêu đã “biến sỏi đá thành cơm”. Đây chính là một trong những mô hình phát triển kinh tế giỏi để mọi người dân trong tổ học tập và làm theo.

 

Kim Oanh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Phòng ngừa đuối nước cho trẻ em
Mặc dù chưa đến kỳ nghỉ hè nhưng những ngày qua, rất nhiều trẻ em trên địa bàn tỉnh tự tắm tại sông, suối, ao, hồ không có sự theo dõi, quản lý của người lớn. Do đó, rất cần sự quan tâm của mỗi...
Tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Trung tá quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Lê Thế Thành - Chủ nhiệm Nhà văn hóa, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, không chỉ gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ mà còn đi đầu trong công tác tuyên...