Chủ nhật, 05/05/2024, 08:21 [GMT+7]

Thoát nghèo từ mô hình VAC

Thứ ba, 02/04/2013 - 16:37'
(BLC) - Tận dụng thế mạnh về đất, nguồn nước, gia đình Giàng A Lử ở bản Thành Lập, Phường Đoàn Kết, thị xã Lai Châu đã khai thác có hiệu quả cây cây chè và đào ao thả cá mỗi năm cho thu nhập 80 – 100 triệu đồng.

Giới thiệu cho chúng tôi về đồi chè xanh ngát đang cho thu hoạch A Lử khoe: “Lứa chè xuân vừa rồi mình thu được 5 triệu đồng. Tính ra trồng chè rất có lợi, không tốn nhiều công chăm sóc, lại có thu nhập đều. Hiện nay nhiều hộ trong bản thu hái chè bằng máy cắt hoặc cắt bằng liềm đã làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển lâu dài của cây chè. Nhà mình có hơn 1ha chè, đến vụ thu hái hai vợ chồng bảo nhau chịu khó hái bằng tay vừa tiết kiệm chi phí, vừa không làm ảnh hưởng đến chất lượng chè. Mỗi năm cây chè cho thu nhập trên 30 triệu đồng”.

Để đồi chè cho thu nhập đều như hiện nay, gần chục năm trước anh đã ngày đêm cày cuốc, đào hố, làm rãnh trồng chè. Ngày ấy người trồng chè đang gặp khó khăn khi đầu ra cho sản phẩm chè không có nơi tiêu thụ, nhiều người đã bỏ hoang chè để chuyển sang làm việc khác. Thấy mình cứ lăn lộn trên nương để trồng chè nhiều người trong bản e ngại nói “trồng ngô, trồng sắn còn có cái mà ăn chứ trồng chè thì đói đấy”.

A Lử thu hái chè.

Năm 2005, bố mẹ A Lử đã cho hai vợ chồng số ruộng nương của gia đình, nhưng để đến được phải đi bộ mất hàng giờ đồng hồ. Không ngại khó, ngại khổ hại vợ chồng lên nương dựng lán ở để thuận cho việc trồng cấy. Đất không phụ lòng người ngày đêm chăm sóc, ngô lúa trong nhà đã đủ ăn mà còn dư thừa để bán. A Lử chia sẻ: “ Sau 2 năm vất vả với ruộng nương và đồi chè hai vợ chồng đã tích cóp được chút vốn. Lần đầu tiên trong đời cầm trong tay hơn 10 triệu đồng do chính mình làm ra, món tiền mà cách đó không lâu dù có mơ tôi cũng không dám nghĩ tới. Hai vợ chồng cứ thế ôm nhau khóc”.

Hiện nay mỗi năm gia đình A Lử thu trên 200 bao thóc và ngô. Không dừng lại ở đó anh còn đào ao thả cá, chăn nuôi lợn, gà. A Lử nghĩ: “Nếu chỉ nuôi cá không thì thu lãi hàng năm cũng không cao lắm, tôi đã bàn với gia đình dốc toàn bộ vốn liếng và vay mượn thêm anh em họ hàng đầu tư vào nuôi cá để mở dịch vụ cho câu cá. 4 ao cá được nuôi trong môi trường tự nhiên nên khách đến câu ngày một đông”.

Muốn chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao thì không chỉ đơn thuần là bỏ vốn, bỏ sức mà cần phải có kiến thức, có kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh hợp lý. Để nắm chắc kiến thức trong chăn nuôi, ngoài việc thường xuyên tham dự những buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật của cán bộ kinh tế, khuyến nông thị xã, A Lử còn tích cực đi tìm hiểu mô hình kinh tế ở các địa phương lân cận, qua sách báo, mạng Internet… Nhờ đó, anh đã thoát được đói nghèo và vươn lên ôn định cuộc sống với mức thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng.

“Tới đây mình sẽ thuê máy xúc về để sửa lại ao cá, kè ao và làm đường xuống ao để phục vụ khách đến câu cá” A Lử nói.

 

Việt Anh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Phòng ngừa đuối nước cho trẻ em
Mặc dù chưa đến kỳ nghỉ hè nhưng những ngày qua, rất nhiều trẻ em trên địa bàn tỉnh tự tắm tại sông, suối, ao, hồ không có sự theo dõi, quản lý của người lớn. Do đó, rất cần sự quan tâm của mỗi...
Tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Trung tá quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Lê Thế Thành - Chủ nhiệm Nhà văn hóa, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, không chỉ gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ mà còn đi đầu trong công tác tuyên...