Thứ sáu, 17/05/2024, 13:14 [GMT+7]

Chi 100.000 tỷ đồng để trả nợ trong năm 2012

Thứ năm, 10/11/2011 - 14:32'
Dự toán Ngân sách năm 2012 vừa được Quốc hội thông qua, quyết định dành 100.000 tỷ đồng để trả nợ và viện trợ, tăng gần 14.000 tỷ so với 2011. Tuy nhiên, tỷ lệ bội chi dự kiến tiếp tục giảm 0,1%, xuống còn 4,8% GDP.

Ủy ban Kinh tế nhắc Chính phủ thận trọng với nợ công

Theo Nghị quyết được Quốc hội thông qua sáng 10/11, tổng thu ngân sách năm 2012 (gồm cả chuyển nguồn từ 2011) đạt 762.900 tỷ đồng. Trong khi đó tổng chi ước khoảng 903.100 tỷ đồng. Mức bội chi, theo đó sẽ đạt tương đương 140.200 tỷ đồng (khoảng 4,8%) GDP.

Quốc hội quyết định chi hơn 59.000 tỷ đồng để tăng lương trong năm 2012. Anh minh họa: Hoàng Hà
Quốc hội quyết định chi hơn 59.000 tỷ đồng để tăng lương trong năm 2012. Anh minh họa: Hoàng Hà

Với mức dự toán này, Quốc hội giao Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cơ cấu lại ngân sách theo hướng ưu tiên cho con người, bảo đảm an sinh và chi đầu tư để thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng… Trong trường hợp có thu vượt dự toán như 2011, chỉ được phép đầu tư lại không quá 30% số tiền thu vượt. Chính phủ cũng được phép phát hành 45.000 tỷ đồng trái phiếu để đầu tư cho lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục quan trọng đã được Quốc hội cho phép.

Để thực hiện cải cách tiền lương, Quốc hội dành cho Chính phủ khoản ngân sách tương đương 59.300 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với dự toán 2011. Số tiền này sẽ được sử dụng để tăng lương tối thiểu cho người lao động lên 1,05 triệu đồng một tháng kể từ 1/5 tới.

Về các khoản trả nợ và viện trợ, ngân sách năm tới dành ra số tiền tương đương 100.000 tỷ đồng, tăng 14.000 tỷ đồng so với 2010. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm 11% tổng chi ngân sách, thấp hơn so với mức gần 12% của năm ngoái. Tại Nghị quyết về Phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2012, Quốc hội cũng đã thống nhất ưu tiên sử dụng số vượt thu ngân sách năm 2011 để giảm bội chi, tăng trả nợ hoặc giảm vay nợ.

Trước đó, theo số liệu báo cáo của Chính phủ, nợ công tính đến hết năm 2011 của Việt Nam tương đương 54,6% GDP. Tính đến hết năm 2012 và 2015, con số này sẽ lần lượt đạt 58,4% và 60-65% GDP.

Theo vnexpress

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...