Thứ bảy, 18/05/2024, 23:30 [GMT+7]

Hiệu quả bước đầu của một Dự án

Thứ hai, 09/07/2012 - 11:10'
(BLC) – Sau hơn 3 năm triển khai Dự án: "Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng cây bản địa: vối thuốc, tống quá sủ phục vụ phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu" đã đem lại ý nghĩa thiết thực trong công tác trồng và phát triển rừng phòng hộ bằng các loài cây bản địa của tỉnh ta.

Dự án được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh nhằm xác định sự phân bổ tự nhiên; kinh nghiệm thu hái, bảo quản, gieo ươm và trồng rừng của loài cây vối thuốc, tống quá sủ. Tổng diện tích thí điểm là 6ha, trong đó có 3ha cây vối thuốc (1ha cây có bầu, 1ha cây rễ trần, 1ha gieo hạt thẳng) và 3ha cây tống quá sủ (1ha cây có bầu, 1ha cây rễ trần, 1ha gieo hạt thẳng).

Đoàn cán bộ Sở Khoa học va Công nghệ kiểm tra mô hình trồng rừng Dự án tại xã Bình Lư, huyện Tam Đường.

Kết quả triển khai Dự án cho thấy, vối thuốc thuộc loại cây ưa sáng, biên độ sinh thái rộng. Cây chịu được khí hậu lạnh, sương giá. Đặc biệt, cây tái sinh mạnh ở ven đồi, ven đường và những đám trống trong rừng, nương bỏ hoá... nên được ưu tiên lựa chọn trồng làm đường băng cản lửa và trồng rừng ở những nơi có điều kiện lập địa đã bị suy thoái, ở nơi đất trống, đồi núi trọc...

Tống quá sủ phát triển được trên nhiều loại lập địa khác nhau, thường mọc thành những quần tụ riêng lẻ, tại những nơi đất trống bìa rừng, sau nương rẫy khả năng tái sinh tự nhiên rất mạnh... nên được ưu tiên trồng rừng ở các bãi đất trống, ven đường, ven rừng và trên nương bỏ hoá ở độ cao từ 1.100m so với mặt nước biển trở lên.

Chị La Thị Liên - hộ tham gia mô hình trồng rừng thí điểm của Dự án cho biết, gia đình tôi tham gia Dự án từ năm 2009 với 2 loại cây: vối thuốc và tống quá sủ. Ngoài hỗ trợ cây giống, công lao động, chúng tôi được cán bộ kỹ thuật của Dự án tận tình hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây. Tuy nhiên, sau gần 3 năm triển khai thực hiện, đến thời điểm này, cây tống quá sủ phát triển chậm song cây vối thuốc sinh thì trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ cây sống đạt trên 75%. Hiện cây đã đạt độ cao từ 1,5 - 2,0m.

Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết, Dự án được thực hiện trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu về loài cây vối thuốc và tống quá sủ; các tài liệu về trồng và phát triển cây bản địa tại Lai Châu. Song, các công trình nghiên cứu bị hạn chế vì đánh giá công tác trồng và phát triển các loài cây này chỉ được thực hiện trên phạm vi hẹp hoặc thông qua kết quả nghiệm thu, chăm sóc và báo cáo tình hình sinh trưởng chung từ các chủ đầu tư dự án trồng rừng phòng hộ.

Chính vì vậy, Dự án lần này được đơn vị triển khai thực hiện trên cơ sở phối hợp với các đơn vị cơ sở là Ban quản lý rừng phòng hộ các huyện, thị xã điều tra, nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, sản xuất giống cây vối thuốc, tống quá sủ trên 7 huyện, thị xã với 24 xã, thị trấn; kết hợp với xây dựng mô hình trồng rừng thông qua việc lập các ô tiêu chuẩn điều tra các chỉ tiêu lâm học của rừng tự nhiên, rừng trồng như tổ thành loài cây, lập địa, năm trồng (tuổi rừng), Dg, D1.3, Hvn, độ tàn che, tỷ lệ sống... nên đã tránh được những hạn chế của các công trình nghiên cứu trước đây và bổ sung các thông tin khoa học và thực tiễn làm cơ sở hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng rừng phòng hộ bằng loài cây Vối thuốc và Tống quá sủ trên địa bàn tỉnh.

Kỹ sư Nguyễn Minh Hiếu - Thư ký Dự án cho biết: “Dự án được nghiên cứu triển khai thực hiện khá công phu, tỷ mỷ đảm bảo kết quả thực hiện có độ tin cậy cao, các nội dung cụ thể, rõ ràng, phương pháp nghiên cứu khoa học, lôgíc. Kết quả điều tra của Dự án và việc hoàn thiện được quy trình kỹ thuật trồng rừng phòng hộ loài cây vối thuốc, tống quá sủ là thật sự cần thiết, có thể áp dụng vào thực tiễn thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại tỉnh trong những năm tới đây".

Nguyễn Văn Biển - Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...