Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50 [GMT+7]

Nậm Mạ phát triển nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện

Chủ nhật, 30/08/2020 - 20:57'
(BLC) - Tận dụng diện tích mặt nước lớn của lòng hồ thủy điện Sơn La, ngoài đánh bắt, nhiều hộ dân xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ đã mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống lồng bè để nuôi các loại cá. Qua đó, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần giảm nghèo trên địa bàn.

Đến thăm lồng nuôi cá của gia đình anh Lò Văn Thoai - bản Sông Đà, nhìn những con cá đua nhau ăn cám, anh Thoai phấn khởi chia sẻ: “Từ khi hình thành vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, đất sản xuất ít vì vậy gia đình tôi đầu tư nuôi cá lồng, duy trì nuôi khoảng 5-6 lồng cá trên mặt nước của vùng lòng hồ. Với những loại cá: chép, chê, lăng, rô phi đơn tính. Để cá khỏe mạnh đem lại thu nhập trong quá trình nuôi tôi tích cực chăm sóc, chủ động vệ sinh lồng sau mỗi đợt thu hoạch nhằm phòng chống dịch bệnh trên đàn cá. Sử dụng những loại tôm, cá bé đánh bắt được ở hồ làm thức ăn cho cá; lựa chọn những địa chỉ tin cậy để mua cám cho cá ăn. Nhờ đó, cá lớn nhanh, không bị dịch bệnh. Trung bình mỗi năm từ tiền bán cá gia đình thu về khoảng 60-80 triệu đồng. Hiện mặt nước lòng hồ đang rút, tôi nuôi cá số lượng ít phục vụ ăn là chủ yếu và chú trọng khâu giữ gìn vệ sinh lồng, khoảng tháng 10 nước dâng sẽ đầu tư nuôi cá với số lượng lớn phục vụ nhu cầu tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán”.

a

Người dân bản Sông Đà, xã Nậm Mạ chăm sóc cá lồng.

Được biết, Nậm Mạ có 4 bản với 391 hộ. Đất sản xuất ít, diện tích tự nhiên chỉ hơn 3.000ha, chủ yếu là vùng lòng hồ thủy điện. Là xã thuần nông, do đó để nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho Nhân dân trên địa bàn, xã đã vận động người dân tận dụng lợi thế của vùng lòng hồ để phát triển kinh tế. Ông Hồ Văn Thơi - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Xã tích cực tuyên truyền, vận động bà con mạnh dạn đầu tư thuyền bè, ngư cụ đánh bắt tôm, cá và nuôi cá lồng trên lòng hồ để có nguồn thu nhập ổn định. Nhằm hỗ trợ người dân về kiến thức trong nuôi cá, xã đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện tập huấn kỹ thuật nuôi cá lồng cho các hộ nuôi cá trên địa bàn. Chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể xã ký ủy thác với các Ngân hàng tạo điều kiện cho người dân vay vốn đầu tư nuôi cá, vận động người dân đầu tư khoanh nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ”.

Cùng với đó, xã chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn các hộ nuôi cá lồng công tác giữ gìn vệ sinh môi trường nước bằng cách rắc vôi khử trùng và phơi lồng sau mỗi vụ thu hoạch; vận động người nuôi sử dụng các loại thức ăn từ thiên nhiên và nói “không” với thuốc kích thích tăng trưởng... nhằm bảo vệ môi trường nước và cá bán ra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đầu ra cho sản phẩm cũng được người dân nơi đây rất sáng tạo khi ngoài bán cho các thương lái trên địa bàn, bà con chú trọng lựa chọn những loại cá được thị trường ưa chuộng để nuôi số lượng lớn; ứng dụng công nghệ thông tin qua mạng xã hội Zalo, Facebook đăng tải những video, hình ảnh cá, tôm lên mạng và kết nối với những thương lái, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh để bán cá. Mặc dù là xã xa nhất của huyện nhưng lại có các tuyến xe khách liên tỉnh, nội tỉnh lưu thông, trung bình mỗi ngày có 1 chuyến xe từ Hà Nội – Nậm Mạ và 2-3 lượt xe khách nội tỉnh Nậm Mạ-thành phố Lai Châu. Do đó thuận lợi cho việc vận chuyển tôm, cá đến người tiêu dùng và đây cũng là yếu tố góp phần giúp tôm, cá Nậm Mạ nuôi ra được bán tại nhiều nơi như thành phố Lai Châu, Hà Nội và luôn không đủ cung ứng cho thị trường.

Đến nay, trên địa bàn xã có 37 hộ nuôi cá lồng với 162 lồng nuôi các loại cá như: trắm, trôi, chê lai, rô phi đơn tính... tập trung nhiều ở bản Sông Đà, Co Lẹ, Huổi Ca. Sản lượng cá nuôi trung bình đạt khoảng 0,5 đến 1 tấn/lồng/năm, ước tổng giá trị hằng năm là trên 3 tỷ đồng và là xã có số lượng lồng nuôi cá trên lòng hồ lớn nhất của huyện. Từ việc nuôi thủy sản trên lòng hồ thủy điện đã giúp người dân xã Nậm Mạ có thêm việc làm, tạo thu nhập, nâng cao mức sống. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 21,4% (năm 2015) xuống còn 11,08 % (cuối năm 2019); thu nhập bình quân đầu người đạt 31 triệu đồng/năm, đời sống người dân ngày càng phát triển, góp phần giảm nghèo bền vững.

“Thời gian tới xã tiếp tục vận động người dân tận dụng vùng lòng hồ để mở rộng diện tích nuôi cá, nhất là chú trọng lựa chọn những loại cá được thị trường ưa chuộng, giá thành cao để nuôi. Tuy nhiên, ngoài những loại cá truyền thống, tới đây xã sẽ phối hợp với ngành Nông nghiệp huyện tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ. Hiện trên địa bàn xã người dân đã đăng ký 14 lồng nuôi và tới đây khi mở lớp sẽ cử người đi học. Xã cũng mong muốn được huyện hỗ trợ thức ăn, giống cá cho bà con. Qua đó, tạo “cần câu” cho người dân và giúp xã mở rộng diện tích nuôi, phong phú về chủng loại nuôi”.

Vương Trang

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Đa dạng hình thức phát triển kinh tế
(BLC) - 16 năm nay anh Nguyễn Xuân Oanh ở thôn Thống Nhất (thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ) đã có nhiều việc làm thiết thực cùng với người dân giữ gìn màu xanh cho các cánh rừng vừa phát triển...