Thứ sáu, 17/05/2024, 23:39 [GMT+7]

Để hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam: Không chạy theo những lợi ích ngắn hạn

Thứ tư, 17/10/2012 - 10:03'
Cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã có những chuyển biến tốt không chỉ tính trên hiệu quả kinh doanh, mà quan trọng hơn đã tạo ra ý thức và tư duy kinh tế trên phương diện tiêu dùng của người dân. Đây cũng là cơ hội để DN Việt Nam không ngừng cải tiến chất lượng, hạ giá thành, thúc đẩy năng lực tiêu thụ sản phẩm nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu. 

Sau 3 năm thực hiện CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tại các địa phương trên cả nước vẫn còn những hạn chế, như tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, mất an toàn vệ sinh thực phẩm; hệ thống phân phối hàng Việt về nông thôn còn nhỏ lẻ; hoạt động tổ chức hội chợ, triển lãm chưa thu hút được các DN có thương hiệu mạnh tham gia… Thêm vào đó là những khó khăn đã nêu ra nhiều lần, nhưng chưa khắc phục được như sự phối hợp giữa Ban chỉ đạo CVĐ với các cấp chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, cơ quan quản lý, cơ quan tuyên truyền triển khai thực hiện CVĐ còn thiếu đồng bộ. Việc tuyên truyền chỉ rộ lên ở những đợt cao điểm, chưa đi sâu, phát hiện, nhân rộng các điển hình thực hiện tốt CVĐ…

Các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Để CVĐ đạt được những kết quả thiết thực, thời gian tới Nhà nước và DN cần hướng tới mục tiêu "Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam". Nhìn lại bài học của những nước như Hàn Quốc, Nhật Bản trước đây, hay như Ấn Độ, Brasil hiện nay cho thấy, thành công của họ chính là nhờ biết khai thác thị trường nội địa trong bối cảnh thế giới, nhất là những quốc gia phát triển đang liên tục chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Những sản phẩm thế mạnh như sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu dùng, hay công nghệ cao đều hướng tới thị trường trong nước và không để bị thua trước sự xâm nhập của hàng ngoại.

Tại Festival Trà được tổ chức tại Thái Nguyên mới đây đã thu hút khá nhiều nước sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè trên thế giới. Đại biểu một số nước tham gia đã đưa ra một ý niệm mang giá trị tinh thần cao: "Trà là một sản phẩm tốt cho sức khỏe cùng nhiều tính năng ưu trội khác, nên phải được ưu tiên cho quốc dân nước mình hưởng thụ". Điều này cũng giống như quan niệm của Nhật Bản trước đây, đặt chất lượng sản phẩm tiêu thụ nội địa phải trội hơn hàng xuất khẩu; các loại sản phẩm công nghệ cao nay đã được ứng dụng vào những sản phẩm tưởng như ít giá trị để phục vụ tốt nhất đời sống của người dân. Phải chăng đây là một ưu thế đã, đang hình thành? Và như vậy, CVĐ của chúng ta tại sao không hướng tới mục tiêu "Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam"?

Điều quan trọng của mục tiêu này là giá trị bền vững, được xem như chuyển sang một chương mới của CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Khi DN đưa ra những sản phẩm đạt chuẩn cho người tiêu dùng trong nước sử dụng tốt, đương nhiên sản phẩm đó sẽ có đủ năng lực cạnh tranh để thâm nhập thị trường thế giới với niềm tự hào về thương hiệu Việt. Trong bối cảnh "cánh cửa" nền kinh tế ngày càng mở rộng, sẽ không dễ  thuyết phục người tiêu dùng Việt Nam mua hàng Việt Nam chỉ vì lòng yêu nước thuần túy. Hàng Việt sẽ thuyết phục được người tiêu dùng Việt khi những người lao động và quản lý DN đồng lòng sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, giá cạnh tranh với hàng ngoại nhập, chứ không chạy theo lợi nhuận thuần túy và lợi ích ngắn hạn.

Hàng Việt Nam sẽ chinh phục được người tiêu dùng trong nước và thế giới khi các sản phẩm ngày càng tiếp cận gần hơn các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm, các yêu cầu bảo vệ môi trường, dịch vụ hậu mãi vì lợi ích người tiêu dùng và cộng đồng… Về phía Nhà nước, cần phát động và duy trì những CVĐ cấp quốc gia trong khuôn khổ các cam kết hội nhập đã ký, nhằm tăng cường nhận thức, thói quen và thông tin về quy mô, chất lượng, giá thành và tính năng sản phẩm, cùng các điều kiện cung ứng, chăm sóc khách hàng.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát thị trường nhằm giảm tình trạng cạnh tranh không bình đẳng và gian lận thương mại từ hàng ngoại nhập chất lượng thấp, giá rẻ là rất cần thiết để hàng Việt đứng vững và mở rộng tiêu thụ trên thị trường trong nước.nĐể hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam: Không chạy theo những lợi ích ngắn hạn Cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã có những chuyển biến tốt không chỉ tính trên hiệu quả kinh doanh, mà quan trọng hơn đã tạo ra ý thức và tư duy kinh tế trên phương diện tiêu dùng của người dân. Đây cũng là cơ hội để DN Việt Nam không ngừng cải tiến chất lượng, hạ giá thành, thúc đẩy năng lực tiêu thụ sản phẩm nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Sau 3 năm thực hiện CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tại các địa phương trên cả nước vẫn còn những hạn chế, như tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, mất an toàn vệ sinh thực phẩm; hệ thống phân phối hàng Việt về nông thôn còn nhỏ lẻ; hoạt động tổ chức hội chợ, triển lãm chưa thu hút được các DN có thương hiệu mạnh tham gia… Thêm vào đó là những khó khăn đã nêu ra nhiều lần, nhưng chưa khắc phục được như sự phối hợp giữa Ban chỉ đạo CVĐ với các cấp chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, cơ quan quản lý, cơ quan tuyên truyền triển khai thực hiện CVĐ còn thiếu đồng bộ. Việc tuyên truyền chỉ rộ lên ở những đợt cao điểm, chưa đi sâu, phát hiện, nhân rộng các điển hình thực hiện tốt CVĐ…

Để CVĐ đạt được những kết quả thiết thực, thời gian tới Nhà nước và DN cần hướng tới mục tiêu "Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam". Nhìn lại bài học của những nước như Hàn Quốc, Nhật Bản trước đây, hay như Ấn Độ, Brasil hiện nay cho thấy, thành công của họ chính là nhờ biết khai thác thị trường nội địa trong bối cảnh thế giới, nhất là những quốc gia phát triển đang liên tục chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Những sản phẩm thế mạnh như sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu dùng, hay công nghệ cao đều hướng tới thị trường trong nước và không để bị thua trước sự xâm nhập của hàng ngoại.

Tại Festival Trà được tổ chức tại Thái Nguyên mới đây đã thu hút khá nhiều nước sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè trên thế giới. Đại biểu một số nước tham gia đã đưa ra một ý niệm mang giá trị tinh thần cao: "Trà là một sản phẩm tốt cho sức khỏe cùng nhiều tính năng ưu trội khác, nên phải được ưu tiên cho quốc dân nước mình hưởng thụ". Điều này cũng giống như quan niệm của Nhật Bản trước đây, đặt chất lượng sản phẩm tiêu thụ nội địa phải trội hơn hàng xuất khẩu; các loại sản phẩm công nghệ cao nay đã được ứng dụng vào những sản phẩm tưởng như ít giá trị để phục vụ tốt nhất đời sống của người dân. Phải chăng đây là một ưu thế đã, đang hình thành? Và như vậy, CVĐ của chúng ta tại sao không hướng tới mục tiêu "Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam"? 

Điều quan trọng của mục tiêu này là giá trị bền vững, được xem như chuyển sang một chương mới của CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Khi DN đưa ra những sản phẩm đạt chuẩn cho người tiêu dùng trong nước sử dụng tốt, đương nhiên sản phẩm đó sẽ có đủ năng lực cạnh tranh để thâm nhập thị trường thế giới với niềm tự hào về thương hiệu Việt. Trong bối cảnh "cánh cửa" nền kinh tế ngày càng mở rộng, sẽ không dễ  thuyết phục người tiêu dùng Việt Nam mua hàng Việt Nam chỉ vì lòng yêu nước thuần túy. Hàng Việt sẽ thuyết phục được người tiêu dùng Việt khi những người lao động và quản lý DN đồng lòng sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, giá cạnh tranh với hàng ngoại nhập, chứ không chạy theo lợi nhuận thuần túy và lợi ích ngắn hạn.

Hàng Việt Nam sẽ chinh phục được người tiêu dùng trong nước và thế giới khi các sản phẩm ngày càng tiếp cận gần hơn các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm, các yêu cầu bảo vệ môi trường, dịch vụ hậu mãi vì lợi ích người tiêu dùng và cộng đồng… Về phía Nhà nước, cần phát động và duy trì những CVĐ cấp quốc gia trong khuôn khổ các cam kết hội nhập đã ký, nhằm tăng cường nhận thức, thói quen và thông tin về quy mô, chất lượng, giá thành và tính năng sản phẩm, cùng các điều kiện cung ứng, chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, việc kiểm soát thị trường nhằm giảm tình trạng cạnh tranh không bình đẳng và gian lận thương mại từ hàng ngoại nhập chất lượng thấp, giá rẻ là rất cần thiết để hàng Việt đứng vững và mở rộng tiêu thụ trên thị trường trong nước.

Theo Thanh Hiền (hanoimoi)

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...