Thứ bảy, 18/05/2024, 01:30 [GMT+7]

Đi tìm Mạnh Thường Quân cho các thủ khoa

Thứ năm, 09/08/2012 - 07:19'
Từ năm 2009, những thủ khoa của mỗi mùa tuyển sinh ĐHCĐ đều không chỉ được vinh danh ở ngày khai giảng, mà còn được thụ hưởng những ưu đãi từ cơ quan quản lý cao nhất của ngành giáo dục bằng những suất học bổng, du học... Nhưng để tài năng của các em nảy nở nhiều hơn thì  hoạt động “khuyến học” này rất cần được…  xã hội hóa!

Đi tìm Mạnh Thường Quân cho các thủ khoa

Lê Đức Duẩn - tân thủ khoa năm 2012 của ĐH Dược Hà Nội - tranh thủ giúp mẹ đan đồ mây tre. Ảnh: T.P

Từ chính sách  “ưu đãi cứng”

Từ năm 2009,  những ưu đãi dành cho thủ khoa đã được Bộ GDĐT triển khai bằng việc cấp học bổng đi học nước ngoài cho tất cả những TS đạt điểm tuyệt đối 30/30 (không tính điểm làm tròn). Song song với đó là những suất học bổng du học cho cả thủ khoa cao điểm nhất của từng khối thi. Tuy nhiên, có một thực tế là hầu như rất nhiều thủ khoa các khóa từ xưa đến nay đều có gia cảnh khó khăn, nên với việc được nhận học bổng du học (chỉ chu cấp cho riêng phần “học”), còn chi phí ăn ở thì TS vẫn phải tự lo. Chính vì vậy, thì để được thụ hưởng ưu đãi du học từ phía Bộ GDĐT thì thủ khoa còn cần tìm ra một Mạnh Thường Quân tài trợ phần “ăn” thì ước mơ du học mới trở thành hiện thực – một cán bộ quản lý cấp bộ tại TPHCM cho biết.

Tại ĐH Quốc gia TPHCM, sau mỗi mùa tuyển sinh, tất cả các thủ khoa đều được nhận phần thưởng là những suất học bổng toàn phần hoặc kèm theo một số hiện vật là phương tiện phục vụ cho việc học... TS Nguyễn Đức Nghĩa – PGĐ ĐH Quốc gia TPHCM - đưa ra quan điểm: “Hiện nay chính sách khen thưởng cho thủ khoa từng khóa tuyển sinh đang thực hiện tương đối ổn và có khuynh hướng ngày càng được chú trọng đầu tư hơn. Theo tôi, việc khen thưởng bằng vật chất hoặc những suất học bổng cho niên học đầu tiên là hợp lý. Bởi thủ khoa tuyển sinh ĐHCĐ thể hiện công sức của những năm học phổ thông và mới là một chặng đường ban đầu trong suốt quá trình học tập của đời người.

Vì vậy, các em muốn được thụ hưởng thêm những ưu đãi khác cao hơn, hoặc ở những năm tiếp theo, cần phải chứng minh thêm bằng thực lực học tập ở bậc đại học. Thiết nghĩ, những phần thưởng thủ khoa hiện nay mới dừng ở mức “tạo điều kiện” cho các em phát huy tinh thần học tập, biến ước mơ của mình thành hiện thực… là hợp lý.  Ngoài ra, có một thực tế là phần thưởng thủ khoa 30/30 hiện nay khá cao và có sự cách biệt nhất định so với những thủ khoa đầu khối khác. Điều này không được “công bằng” giữa các TS, vì xét thủ khoa trên khối thi thì điểm 30/30 chỉ xảy ra với các môn khoa học tự nhiên (khối A, B), còn khối khác, nhất là khối C thì không bao giờ có được - đó là  điểm nên cân nhắc thêm” - PGĐ này kết luận.

Đến phần “uyển chuyển, linh động” của từng trường

Ngoài những chính sách ưu  đãi của ngành, mỗi trường còn có một cách để “động viên” thủ khoa của mình.  Thầy Tạ Quang Lâm – Trưởng phòng Đào tạo ĐH Sư phạm TPHCM - cho biết: Từ 5 năm qua, thủ khoa của trường và thủ khoa của từng khoa trong trường đều được nhận những ưu đãi nhất định từ nhà trường. Ngoài phần thưởng là máy tính xách tay thì các suất hỗ trợ học bổng toàn phần cũng được triển khai. Tuy nhiên, phần hỗ trợ học bổng này có phần gắt gao hơn, cần cả sự cố gắng học tập thực tế thông qua điểm số của các năm theo học thực tế của trường chứ không phải cho “trọn gói” dựa vào đầu vào. Hiện nay, phần thưởng của các thủ khoa tại trường áp dụng chính sách “xã hội hóa”, do kêu gọi từ các Mạnh Thường Quân nên cũng có phần khác và xê xích nhau chút ít giữa các năm.

Cách làm này cũng đã được Trường ĐH Bách khoa TPHCM triển khai. TS Nguyễn Thanh Nam cho biết, hầu như thủ khoa đầu vào cũng là thủ khoa đầu ra hoặc ít nhất là cũng nằm trong “top 5” của đầu ra. Công tác kêu gọi nguồn lực đầu tư về vật chất được trường triển khai mạnh mẽ vào năm học 2012 – 2013 này, theo đó hy vọng kêu gọi được nhiều nguồn lực của xã hội đầu tư cho chương trình này hơn để các thủ khoa  được  thụ hưởng nhiều hơn, bởi trong thực tế,  đa phần thủ khoa lại rơi vào những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, rất cần sự  hỗ trợ… TS Nguyễn Thanh Nam cũng cho biết thêm: Nhìn nhận một cách công bằng, thủ khoa trường công tốp trên thì “vinh dự” hơn nhưng lại ít được “hưởng lợi” như các trường ngoài công lập. Bởi hoạt động này của các trường ngoài công lập cũng là hành động “PR cho tên tuổi của trường”…

Góc học tập của tân thủ khoa ĐH Quảng Nam Nguyễn Văn Tứ. Ảnh: N.L.Đ

Còn với ĐH Ngoại thương có thủ khoa khối A được 29 điểm, bà Lê Thị Thu Thủy - Trưởng phòng Đào tạo - cho biết, trường chưa chốt mức, nhưng phần thưởng sẽ bằng tiền. Những bạn thủ khoa gia cảnh khó khăn, nếu có nguyện vọng sẽ được ưu tiên hoặc miễn phí chỗ ở trong KTX. Thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay được 28,5 điểm, PGS-TS Hoàng Minh Sơn - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội - cho biết: Sẽ như mọi năm, vào lễ khai giảng, trường sẽ có giấy khen, phần thưởng cho thủ khoa và mời thủ khoa lên phát biểu. Không tiết lộ cụ thể về phần thưởng, nhưng ông Sơn cho biết phần thưởng sẽ mang ý nghĩa “tinh thần là chính vì trường to nhưng không có nghĩa là nhiều tiền như doanh nghiệp, chúng tôi cũng không cần phải dùng phần thưởng để “đánh bóng” hình ảnh nhà trường.  Quan trọng là các em phải phấn đấu trong quá trình học đại học để tạo ra sự khác biệt” – ông Sơn nhấn mạnh. 

Rõ ràng để việc khuyến khích tài năng của các thủ khoa nảy nở đang bộc lộ rất nhiều bất cập. Ai là các Mạnh Thường Quân của các em và tìm họ ở đâu bây giờ?

Theo LaoDong

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...