Thứ sáu, 17/05/2024, 16:25 [GMT+7]

Không nên điều chỉnh bằng nghị định

Thứ ba, 12/03/2013 - 14:18'
Liên quan đến dự thảo nghị định cho phép người thi hành công vụ nổ súng khi gặp trường hợp chống người thi hành công vụ ở mức độ nghiêm trọng, luật sư Nguyễn Trường Thành - Đoàn Luật sư TP.Cần Thơ - đã có cuộc trao đổi với Lao Động.

Không nên điều chỉnh bằng nghị định

Lực lượng 141 bắt giữ một đối tượng hình sự.

Chống người thi hành công vụ, cho phép nổ súng, luật sư Nguyễn Trường Thành:

Ông Thành phân tích:

- Cho đến nay chưa có một tổng kết nào trên bình diện quốc gia về vấn đề chống người thi hành công vụ, theo đó chưa thể xác định một cách đầy đủ nguyên nhân, hậu quả do người chống thi hành công vụ gây ra. Nên cần thiết phải tiến hành công việc này trước khi đánh giá và đưa ra giải pháp, do vậy việc quy định như trong dự thảo chưa phù hợp với thực tế phát sinh đồng thời cũng trái với quy định của pháp luật hiện hành. Đặc biệt là quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Bộ luật Hình sự, 2 điều luật này đã xác định bất cứ hành vi nào của bất cứ ai “kể cả người thi hành công vụ” chỉ được xem là không phạm tội trong trường hợp (phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết). 

Do vậy, về nguyên lý dự thảo nghị định chung chỉ có thể xác định việc nổ súng trực tiếp vào người chống người thi hành công vụ trong trường hợp xác định là “phòng vệ chính đáng hoặc rơi vào tình thế cấp thiết”. Ngoài 2 trường hợp trên, việc nổ súng trực tiếp xâm phạm tính mạng sức khỏe của người khác - kể cả người chống người thi hành công vụ - có thể bị xác định là tội phạm hình sự.

*Có nhiều ý kiến  cho rằng các quy định cho bắn người chống đối cán bộ thi hành công vụ chưa chặt chẽ, dễ dẫn đến lạm dụng, cho nên cần nghiên cứu để quy định chặt chẽ hơn. Quan điểm của ông về vấn đề này?

- Tôi nghĩ rằng không cần thiết phải quy định thêm, bởi lẽ pháp luật hiện hành đã xác định rõ thế nào là “phòng vệ chính đáng” thế nào là “tình thế cấp thiết”, có chăng là lực lượng thi hành công vụ nên và phải nắm chắc các quy định này để áp dụng chuẩn xác trong khi thi hành công vụ mà thôi. Sự lạm quyền hiện nay của người thi hành công vụ chủ yếu là không áp dụng đúng quy định về “phòng vệ chính đáng” và “tình thế cấp thiết”.

*Điều 18 của dự thảo quy định cán bộ thi hành công vụ được đưa ra 3 cách ứng xử đối với hành vi chống đối gồm: Sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật và nổ súng trực tiếp. Ranh giới giữa ba cách ứng xử này khó kiểm soát được mức độ phải không, thưa ông?

- Theo Điều 18 của dự thảo, việc quy định 3 cách ứng xử đối với hành vi chống người thi hành công vụ gồm sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật và nổ súng trực tiếp mà không quy định rõ điều kiện cần và đủ để áp dụng mỗi cách ứng xử tương xứng với từng hành vi của người chống người thi hành công vụ sẽ dẫn đến sự tùy tiện áp dụng của người thực thi công vụ. Chẳng hạn “Truy bắt một số người đánh bạc bằng hình thức đá gà, xóc đĩa v.v...” khi những đối tượng đó trên tay không có một thứ vũ khí nào để chống đối, mà người thực thi công vụ sử dụng súng là không cần thiết.

*Theo ông, làm sao để  đạt được mục đích bảo vệ người thi hành công vụ, đồng thời  kiểm soát được hành vi lạm dụng?

- Việc sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật, súng v.v... trong khi thi hành công vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật, giữ vững bình yên cho xã hội và dân chúng, nhưng cũng phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khác cho người vi phạm. Do vậy đã đến lúc “luật hóa các quy định này” không nên điều chỉnh bằng một nghị định mà cần phải ban hành luật hoặc pháp lệnh mới bảo đảm được việc điều chỉnh tất cả các hành vi của người thi hành công vụ cũng như người chống người thi hành công vụ.

*Xin cảm ơn ông!

Theo LAODONG Thứ ba 12/03/2013 11:41

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...