Thứ ba, 21/05/2024, 12:38 [GMT+7]

Sự vội vàng của viện phí

Thứ ba, 07/08/2012 - 07:31'
Vấn đề viện phí đang trở thành tiêu điểm bàn luận mấy ngày qua. Dư luận về phía báo chí hầu như đều cho rằng việc tăng viện phí gần như sát khung của Bộ Y tế là quá cao so với mức sống của người dân, vốn đang chịu nhiều thiệt thòi về bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh, chăm lo sức khỏe cộng đồng. 

Mức viện phí mới không những cao mà còn không sòng phẳng khi viện phí thì tăng, có trường hợp tăng hàng chục lần trong khi chất lượng các dịch vụ y tế lại tăng không tương xứng. Ngược lại, là ý kiến của lãnh đạo các bệnh viện, các sở y tế cho rằng việc tăng viện phí như vậy là đúng vì khung viện phí được xây dựng từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước đến nay đã quá lạc hậu, không đủ khuyến khích cán bộ bệnh viện làm việc, không đủ tiền để thay chưa nói gì đến nâng cấp trang thiết bị, hạ tầng cơ sở của hệ thống bệnh viện… Phản ứng với hai luồng dư luận này, có nơi đã vội "đình chỉ công tác để làm kiểm điểm" cán bộ của mình, có nơi lặng lẽ xuống thang trước sức ép từ nhiều phía, nhưng cũng có nơi kiên quyết bảo vệ việc tăng viện phí "phi mã" của mình. Thực tế là có phần bối rối, lúng túng.

Phí không phải là thuế, nó là một thứ hàng hóa. Người mua mất tiền và người bán phải trao cho người mua một lượng hàng hóa với số lượng và chất lượng tương xứng với số tiền người mua bỏ ra. Không thể có cuộc mua bán nếu người mua không có tiền hoặc người bán không có hàng hóa. Viện phí cũng vậy. Rất biết khung viện phí cũ là sản phẩm còn mang nặng tính bao cấp, đã rất lạc hậu và bất hợp lý, thay đổi là cần thiết. Nhưng cùng với viện phí, hàng loạt những vấn đề khác của ngành y tế tồn tại vài chục năm nay không thay đổi và nó cũng đã lạc hậu, bất hợp lý như tiền lương và các chế độ đãi ngộ cán bộ phù hợp với năng lực và công sức của họ; tỷ lệ cán bộ y tế và diện tích phòng bệnh/dân cư; trang thiết bị y tế, các quy định phục vụ người bệnh… Những bất cập, lạc hậu, quá tải này không thể ngày một ngày hai thay đổi được ngay. Cho nên, đột ngột tăng viện phí (dù chỉ mới tính đủ 3/7 khoản mục, 4 khoản mục khác như lương cán bộ y tế, khấu hao tài sản cố định lớn, cơ sở vật chất, kinh phí đào tạo chưa tính đủ) trong bối cảnh hiện nay sẽ gây một cú sốc lớn trong xã hội. Cú sốc ấy càng lớn hơn khi viện phí thì tăng mà chất lượng dịch vụ thậm chí giảm, như một bài báo trên Hànộimới số ra hôm qua đã đăng. Do đó, có thể nhìn nhận thế này, thay đổi khung viện phí là đúng và cấp bách nhưng thay đổi theo kiểu tức thì như đang làm từ ngày 1-8-2012 là một sự vội vàng. Như đã nói, viện phí cũng là một thứ hàng hóa, tuân theo "luật ngang giá" như mọi thứ hàng hóa khác. Viện phí còn là một thứ hàng hóa đặc biệt, gắn liền với nhiều vấn đề xã hội, tư tưởng con người. Chuyển đổi theo hướng tăng viện phí tức là chuyển dần từ cơ chế bao cấp về y tế sang cơ chế thị trường. Nó rất cần thận trọng, từng bước giống như chuyển đổi cơ chế giá một số mặt hàng thiết yếu vậy. 

Thiết nghĩ, đây không phải lỗi của một vài cá nhân hay tổ chức, đây là hậu quả của sự nôn nóng, đơn giản hóa vấn đề của cả hệ thống. Cần làm lại, bình tĩnh, kiên trì, từng bước một.

 

Theo Hanoimoi

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...