Thứ hai, 06/05/2024, 16:49 [GMT+7]

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực y tế

Thứ bảy, 05/03/2016 - 15:16'
(BLC) - Nhằm thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân, những năm gần đây, ngành Y tế đã chủ động tham mưu cho tỉnh triển khai nhiều đề án, dự án và các chính sách liên quan đến công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân; trong đó, tập trung đào tạo nguồn nhân lực được ngành xác định là khâu đột phá, động lực để ngành Y tế nâng cao chất lượng về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của người dân.

Sau hơn 10 năm thành lập, từ một bệnh viện non trẻ (được thành lập cùng với sự chia tách thành lập tỉnh), để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của Nhân dân, ngành Y tế đã được tỉnh quan tâm, kiện toàn đội ngũ cán bộ. Đến nay, toàn ngành có 3.178 công chức, viên chức (tuyến tỉnh: 1.108; tuyến huyện: 1.374; tuyến xã: 696). Trong đó, có 349 bác sỹ, (6 bác sỹ chuyên khoa II; 3 Thạc sỹ; 70 bác sĩ chuyên khoa I; 5 bác sĩ chuyên khoa sơ bộ; 13 bác sỹ y học cổ truyền; 1 Bác sỹ y tế dự phòng; 251 bác sỹ đa khoa). 30 dược sỹ đại học; 88 Đại học điều dưỡng; 21 cử nhân Y tế công cộng; 2 Đại học kỹ thuật viên; 90 Đại học khác. 100% số xã có y sỹ đa khoa, 87,96% xã, phường, thị trấn có nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi. Trung bình 8,08 bác sỹ/vạn dân; 0,7 dược sỹ đại học/vạn dân. Đặc biệt, Năm 2015, Bệnh viện Đa khoa tỉnh chính thức được Bộ Y tế công nhận là Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K (Hà Nội).

Một ca phẫu thuật cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu trình độ và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, thời gian qua, ngành Y tế đã thực hiện hình thức đào tạo theo địa chỉ, liên kết đào tạo liên thông bác sỹ cử tuyển. Hàng năm, chủ động xây dựng kế hoạch và quy hoạch chỉ tiêu nhân lực y tế cần đào tạo để tham mưu cho UBND tỉnh; tăng cường đào tạo quản lý nhà nước, quản lý ngành cho cán bộ y tế và đào tạo chuyên khoa cấp I, II và thạc sỹ cho các bác sỹ tại địa phương, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong toàn mạng lưới. Khuyến khích, động viên các cán bộ, nhân viên y tế nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Song song với việc thực hiện tốt các giải pháp về đào tạo, để thu hút nguồn nhân lực, ngành Y tế cũng tăng cường đề xuất và tiếp nhận cán bộ của các bệnh viện tuyến trung ương về tỉnh hỗ trợ công tác chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật theo Đề án 1816 và Quyết định 14 của Chính phủ; hàng năm cử cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện luân phiên giúp đỡ y tế tuyến cơ sơ; cải thiện môi trường làm việc trong các cơ sở y tế, tạo điều kiện cho nhân viên y tế phát huy hết khả năng trong môi trường tích cực và yên tâm công tác, ổn định đội ngũ. Tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án nâng cao năng lực y tế trong nước và khu vực để đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo quản lý bệnh viện hiệu quả trong toàn ngành…

Chị Nguyễn Thị Chi - khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) chia sẻ, mình công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh từ tháng 8/2015. Đến năm 2011, mình được cơ quan tạo điều kiện cho theo học Lớp cử nhân điều dưỡng tại Trường Đại học  Y Hà Nội. Tháng 5/2015, mình kết thúc khóa học. Cảm nhận rõ rệt nhất của mình đó là việc học tập, rèn luyện nâng cao trình độ phải là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi thầy thuốc. Nếu không kịp thời tiếp thu các dịch vụ kỹ thuật mới thì không thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi chính đáng của người bệnh.

Tâm sự của chị Chi cũng giống nhiều tâm sự của các y, bác sỹ khi được học tập nâng cao trình độ. Bởi nghề y là nghề đặc thù, liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. Người thầy thuốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải thực hiện mục tiêu tối thượng là cứu sống bệnh nhân. Trong năm 2015, ngành Y tế đã tổ chức 21 lớp tập huấn, chuyển giao 14 kỹ thuật mới, chuyển giao 68 gói kỹ thuật từ tuyến trên cho tuyên dưới. Nội dung tập trung đào tạo, tập huấn về cấp cứu ngoại khoa sản khoa, nhi khoa, xét nghiệm, X.Quang, siêu âm... và một số kỹ thuật khác cho các đơn vị tuyên dưới, nhất là các đơn vị còn khó khăn về nhân lực như Trung tâm Y tế các huyện: Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ... Củng cố hệ thống quản lý điều dưỡng theo quy định tại Thông tư số 07/201l/TT-BYT. Chủ động xây dựng kế hoạch Chương trình hành động quốc gia tăng cường công tác điều dưỡng - hộ sinh trong giai đoạn 2013-2020 theo yêu cều của Bộ Y tế. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện tăng cường chất lượng dịch vụ diều dưỡng, hộ sinh nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và tăng cường sự hài lòng của người bệnh, người nhà người bệnh và cộng đồng.

Bên cạnh đó, ngành Y tế đã cử 18 viên chức đi học Đại học Y, Dược, Điều dưỡng. Tham mưu trình cấp có thẩm quyền cử 7 công chức, viên chức đi hoc BSCK cấp I, II; 29 cán bộ được học lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên; đi học trung cấp lý luận chính trị 37 người; cao cấp lý luận chính trị 9 người, bồi dưỡng kế toán viên 63 người và trên 700 lượt công chức, viên chức đi đào tạo liên tục và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời, phối hợp với các Trường Đại học duy trì đào tạo 1 lớp Đại học điều dưỡng chuyên ngành Điều dưỡng Đa khoa cho 59 học viên; 1 lớp Đại học điều dưỡng chuyên ngành Sản cho 46 học viên; 1 lớp đào tạo Y sỹ đa khoa cho 30 lưu học sinh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; mở 5 lớp đào tạo Nhân viên y tế thôn bản với 192 học viên; 1 lớp bồi dưỡng kiến thức y học cổ truyền cho 30 học viên; 1 lớp bồi dưỡng kiến thức dược cho 28 học viên; 3 lớp đào tạo cô đỡ thôn bản cho 55 học viên thuộc 3 huyện: Mường Tè, Tam Đường; Tân Uyên; 9 lớp đào tạo người đỡ đẻ có kỹ năng cho 180 học viên do Dự án Hỗ trợ Y tế các tỉnh miền núi phía Bắc tài trợ.

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị khám, chữa bệnh và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đã tạo bước phát triển vững chắc cho sự nghiệp y tế của tỉnh. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để tỉnh ta tiếp tục thực hiện tốt quy hoạch phát triển sự nghiệp y tế đến năm 2020 ngày càng hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm lo sức khỏe cho Nhân dân.

 

Năm 2015, tổng số giường bệnh toàn tỉnh là 1.130 giường, trong đó, tuyến tỉnh: 440 giường; tuyến huyện: 690 giường. Tổ chức khám bệnh cho 1.179.403 lượt bệnh nhân, đạt 106% kế hoạch. Trong đó số lượt khám dự phòng là 193.630 lượt. Bệnh nhân điều trị nội trú: 66.114 lượt, đạt và vượt 125% kế hoạch. Bệnh nhân điều trị ngoại trú (gồm cả kê đơn): 678.531, đạt 88,1 % kế hoạch.

Nguyễn Hằng

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Thiếu nước sinh hoạt ở Nà Bỏ
Đã được Nhà nước đầu tư xây dựng 2 hệ thống đường ống dẫn nước từ đầu nguồn cùng với một mó nước ở giữa bản nhưng nhiều tháng nay các hộ dân bản Nà Bỏ (xã Bản Giang, huyện Tam Đường) không có nước...
Xứng danh người chiến sỹ
Ở độ tuổi xưa nay hiếm nhưng ông Nguyễn Giang Lam ở tổ dân phố số 11 (phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu) vẫn hăng say hiến công, hiến kế cho các hoạt động của địa phương và giáo dục con cháu...