

Một nhà xưởng bị tàn phá bởi thiên tai. (Ảnh: Đặng Hiếu)
Sau hơn 2 thập kỷ tăng trưởng ổn định, Việt Nam đặt ra mục tiêu là đạt mức thu nhập cao vào năm 2045. Theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, kết quả chuyển đổi kinh tế của đất nước sẽ phụ thuộc nhiều vào hiệu quả quản lý nguồn vốn tự nhiên như trữ lượng lớn các nguồn tài nguyên nông nghiệp, rừng và khoáng sản, đã từng giúp thúc đẩy quá trình phát triển tại Việt Nam.
Tuy nhiên, với hơn 3.200 km bờ biển, nhiều thành phố có địa hình trũng thấp và các vùng đồng bằng ven sông, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu. Các tác động của biến đổi khí hậu, chủ yếu là nhiệt độ và mực nước biển dâng cao hơn và biến động lớn hơn đã và đang làm gián đoạn hoạt động kinh tế và suy yếu tăng trưởng. Các tính toán ban đầu cho thấy Việt Nam đã mất 10 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 3,2% GDP do tác động của biến đổi khí hậu.
Nếu không có các biện pháp thích ứng và giảm thiểu phù hợp, ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam mất khoảng 12% - 14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050 và có thể khiến tới một triệu người rơi vào tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030. Để giúp Việt Nam xây dựng chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu trong tương lai, báo cáo CCDR đưa ra các giải pháp và phương án cho cả khu vực nhà nước và tư nhân để nâng cao khả năng thích ứng với khí hậu, hoàn thành cam kết về mức phát thải khí nhà kính ròng bằng “0” vào năm 2050 và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo một “quá trình chuyển dịch công bằng” để hỗ trợ các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp và chống chịu với khí hậu.
Để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng “0”, theo báo cáo CCDR, dự kiến Việt Nam sẽ cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD, từ nay đến năm 2040. Nếu có các chính sách và chiến lược phù hợp, Việt Nam có thể tận dụng những hoạt động khử carbon của mình để đạt được mục tiêu phát triển sao cho phát thải khí nhà kính ròng bằng “0” không làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP. Các cam kết của Chính phủ có thể và cần được củng cố bằng sự tham gia của khu vực tư nhân trong nước và thông qua các nguồn lực tài chính nước ngoài, nhà nước và tư nhân...
Tin đọc nhiều
Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025

Chỉ thị về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025

Thời tiết ngày 11/2: Bắc Bộ sương mù kéo dài, hiện tượng nồm ẩm sẽ sớm xuất hiện

Dự báo rét hại, sương muối trên khu vực tỉnh Lai Châu
_1731634833497.jpg)
Kỳ 2: Hai chữ “vì dân”
_1728961428331.jpg)
Cảnh báo dông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ trên phạm vi tỉnh Lai Châu

Tấm gương sáng về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Xuất hiện vết nứt dài trên địa bàn xã Hoang Thèn








_1723447639071.jpg)

