Chủ nhật, 13/10/2024, 15:13 [GMT+7]

Bài 3: Mỗi người dân là “đại sứ” văn hoá, du lịch

Thứ năm, 15/08/2024 - 16:15'
(BLC) - Để giá trị văn hoá, lịch sử của Kinh thành Thăng Long - Hà Nội xưa cùng những nét đẹp tinh hoa của mọi miền tụ hội về Hà Nội được toả sáng, các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội khuyến khích mỗi công dân Thủ đô là một “đại sứ” văn hoá, du lịch. Qua đó, chung tay, góp sức xây dựng “trái tim của cả nước” “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Bài 2: Những đóa hoa nở rộ giữa Thủ đô văn hoá

 

1

1

Với lợi thế “rồng cuộn hổ ngồi, đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh”, vùng đất Thăng Long xưa đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước. Mở cửa hội nhập quốc tế, đón luồng khí mới, sinh lực mới, Thủ đô Hà Nội không chỉ có cơ hội phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ mà còn phát triển văn hoá bốn phương. Theo đó, các hoạt động văn hóa, sản phẩm văn hóa biến đổi theo nguyên tắc kinh tế thị trường, văn hoá đa phương. Trước nguy cơ nền văn hoá Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến có thể bị biến tướng, thành phố Hà Nội đã ban hành và thực hiện nhiều chương trình, đề án để phát triển văn hóa, xây dựng con người Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Thanh lịch” trong xã hội hiện đại, thời kỳ đất nước đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2

Mới đây nhất, Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, trước đó là Chương trình số 06-CTr/TU, ngày 17/3/2021, “Về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Cả Chương trình 06 và Chỉ thị 30 đều khẳng định: “Đảng bộ Hà Nội luôn xác định xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, hình thành hệ giá trị văn hóa gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội; coi đây là nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô”. Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trở thành giá trị tinh thần to lớn, sức mạnh, nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững Thủ đô.

2

“Lịch sử văn hiến 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Nét thanh lịch của người Hà Nội thể hiện trong lối sống, sinh hoạt gia đình và cộng đồng, trong giao tiếp, ứng xử, trong văn hóa ẩm thực... Các thế hệ người Hà Nội luôn tự hào với giá trị truyền thống, quan tâm xây dựng và hoàn thiện nhân cách người Hà Nội thanh lịch, văn minh” - Chỉ thị số 30 của Thành uỷ Hà Nội khẳng định. 

Ông Nguyễn Đức Vượng - người dân quận Nam Từ Liêm, Hà Nội phấn khởi: Xuất thân từ gia đình nhà giáo, thấm nhuần lời nói của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Người Hà Nội phải sống thực sự có văn hóa, tiêu biểu cho văn hóa của dân tộc. Đó là lối sống nhân ái, nghĩa tình, thủy chung, trong sáng, tôn trọng pháp luật”, tôi luôn giáo dục con cháu phải sống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau; giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Tích cực tham gia các phong trào thi đua xây dựng phố, phường văn hoá, xanh - sạch - đẹp - văn minh. Từ đó, góp phần nhỏ bé để đưa Thủ đô Hà Nội trở thành nơi đáng sống của cả nước.

44

Trên tinh thần, mỗi công dân Thủ đô là một “đại sứ” văn hoá, du lịch, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nghệ sĩ, nghệ nhân, doanh nhân, học sinh, nhân dân đang sinh sống, học tập, lao động sản xuất tại nơi đây đã tích cực lan toả tinh hoa văn hoá người Hà Nội bằng nhiều việc làm thiết thực, sáng tạo; ứng dụng các nền tảng số, mạng xã hội truyền tải những thông điệp ý nghĩa, nét đẹp mảnh đất Thăng Long và tình người Hà Nội.

77

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng với bút danh Kim Chi Hoo (Hà Nội) đã thực hiện vai trò “đại sứ” anh lan toả vẻ đẹp của Thủ đô bằng những bộ ảnh chụp hoa sen lên mạng xã hội như: facebook, zalo để mọi người cùng thưởng thức. Hàng năm, anh tổ chức các buổi triển lãm hoa sen, tạo điều kiện cho bạn bè, du khách trong nước, quốc tế thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, tìm hiểu văn hoá và sự đa dạng của các loài sen, đặc biệt là sen trăm cánh Bách Diệp.

88

Đi quanh các phố phường ở Thủ đô, giữa cuộc sống nhộn nhịp, náo nhiệt, sầm uất của các khu trung tâm, thương mại, đô thị, chúng tôi vẫn thấy sự thanh lịch, văn minh của con người Hà Nội. Nét đẹp ấy được toát lên từ cô công nhân chăm chỉ dọn vệ sinh môi trường; bác lái xe mời chào thân thiện; là tiếng cười hạnh phúc của người dân khu phố khi tạo nên những con đường, ngõ phố xanh mát…

99

Biết rằng, để mạch nguồn văn hoá Thăng Long - Hà Nội được giữ gìn và lan toả những giá trị to lớn, làm động lực cho sự phát triển bền vững của Thủ đô; xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh hiện đại không phải một sớm một chiều mà là quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ. Nhưng chúng tôi tin rằng, với những gì đã và đang triển khai thực hiện của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố, sự đồng thuận, góp sức của mỗi công dân Thủ đô trong vai trò “đại sứ”, hào khí Thăng Long nghìn năm văn hiến tiếp tục phát huy. Từ đó, lan toả những giá trị văn hoá, lịch sử của các di sản, những giá trị nhân văn của cha ông để lại, coi đó là nền tảng vững chắc, là “gốc rễ” để xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo”, “Thành phố kết nối toàn cầu”, Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Đinh Đông - Ngọc Duy

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn
Bố trí dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đặc biệt khó khăn là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, vì vậy, huyện Tam Đường đang đẩy mạnh triển khai, thực hiện các dự án từ...
Đảng viên mẫu mực
Ông Nguyễn Văn Đại - Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Thống Nhất (thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ) là đảng viên luôn mẫu mực, hết lòng với công việc, gần gũi với nhân dân. Dưới sự dẫn dắt của ông,...