Thứ hai, 07/07/2025 - 09:28
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Công An
    • Quân Sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Biên Phòng
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Tam Đường
    • Huyện Mường Tè
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Huyện Phong Thổ
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Huyện Tân Uyên
    • Xem thêm...
Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
Xã Hội
Thiếu một hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp
Cập nhật Thứ bảy, 18/06/2022 16:42 (GMT+7)/MP/https://dangcongsan.vn
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Chủ nhật, 26/06/2022 18:04
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Dịch bệnh chưa hoàn toàn chấm dứt, công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đang rất khó khăn, thế nhưng đang diễn ra một thực trạng rất đáng quan ngại đó là tình trạng các bệnh viên công thiếu thuốc, vật tư y tế, sinh phẩm và thậm chí thiếu cả thiết bị y tế. Điều này sẽ ảnh hưởng đến người bệnh cũng như chất lượng khám chữa bệnh của ngành Y tế. Nguyên nhân được cho là vì thiếu một hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp nên không thể làm được.

Ảnh minh hoạ (Ảnh: H.N) 

Ảnh minh hoạ (Ảnh: H.N) 

Đã nhiều ngày nay, khi vào điều trị, mỗi bệnh nhân ung thư phải tự mua và cầm theo một chiếc kim luồn khi đến viện để được bác sĩ truyền dịch. Đây là thực trạng đang diễn ra ở Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Hà Nội). Theo phản ảnh của nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân thì tình trạng này cũng đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều bệnh viện khác. Nhiều bệnh nhân bức xúc vì các loại vật tư y tế này được bảo hiểm y tế chi trả, cung cấp thì đến nay lại phải tự đi mua bên ngoài. 

Việc để người bệnh phải tự đi mua thuốc vật tư đưa về bệnh viện điều trị là một việc rất phiền hà, không chuyên nghiệp, có thể xảy ra nhiều rủi ro cho người bệnh. Không chỉ vậy, khi nhân viên y tế yêu cầu bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân đi mua các loại vật tư y tế có trong danh mục được bảo hiểm chi trả để kịp thời điều trị sẽ kiến họ hiểu lầm và trách mắc y bác sỹ tiêu cực, trục lợi… từ đó tác động xấu đến tâm lý của chính đội ngũ y, bác sĩ.

Lý giải về tình trạng này, đại diện Bệnh viện K cho biết, tình trạng này đã diễn ra vài tuần nay do đơn vị chưa đấu thầu mua sắm. Dù không gặp vướng mắc về mặt đầu tư song bệnh viện cần xây dựng giá tốt nhất khi mời thầu bảo đảm hai tiêu chi: về giá và chất lượng vật tư y tế. Với quy trình như vậy, phải một, hai tuần nữa, bệnh viện mới có kết quả đấu thầu và dự kiến đến đầu tháng 7 tới mới có vật tư y tế cung ứng trở lại…

 Thực tế, tình trạng thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế là có thực, song rất nhiều người có trách nhiệm trong hệ thống y tế không dám thực hiện việc đấu thầu mua sắm do nhiều nguyên nhân. Và sai phạm do thể chế pháp luật không rõ ràng được cho là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

Không phải ngẫu nhiên mà nghị trường của kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XV đã “nóng” vì câu chuyện của ngành Y tế, khi đại biểu Quốc hội – PGS, TS Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định) thẳng thắn nêu rõ, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực. Nhưng ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất, để lại hậu quả nặng nề nhất chính là ngành Y tế. Vấn đề đặt ra là sau cơn bão lớn, việc phục hồi phát triển tốt hơn một ngành trụ cột trong an sinh xã hội sẽ diễn ra như thế nào? Không thể vì những vi phạm xảy ra mà để cả một ngành tê liệt. Những khó khăn trước đây như: thu nhập của nhân viên y tế, mua sắm đấu thầu trang thiết bị, vật tư thuốc men không được cải thiện mà còn tệ hơn bao giờ hết.

Chia sẻ nỗi lo về vấn đề này, GS, TS Y khoa Nguyễn Anh Trí (đại biểu quốc hội đoàn Hà Nội) cũng nêu, hiện tượng bị thiếu thuốc men, vật tư trang thiết bị… là điều đáng quan ngại vì hậu quả chủ yếu tác động đến người bệnh, đến nhân dân, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh, gây tốn kém cho người bệnh vì họ phải mua vật tư, thuốc đó ở ngoài và cũng không quản lý được chất lượng, rất nguy hiểm. Dịch bệnh chưa hoàn toàn chấm dứt, công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đang rất khó khăn. Tình trạng thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế khiến nhiều người có trách nhiệm trong hệ thống y tế không dám thực hiện việc đấu thầu mua sắm. Sai phạm do thể chế pháp luật không rõ ràng được cho là nguyên nhân của mọi nguyên nhân...

Bàn về nguyên nhân của việc thiếu thuốc trong thời gian gần đây, nhiều người cho rằng có rất nhiều nguyên nhân gây tác động tới việc thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế... Nhưng nổi cộm lên gồm bốn nguyên nhân chính có thể gây nên tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế… trước mắt và lâu dài, đó là: 

Thứ nhất, tại thời điểm này tình trạng không dám đầu thầu, mua sắm thuốc, thiết bị y tế do rất khó nắm bắt được các quy định của pháp luật về đấu thầu. Trong thời gian qua ngành Y tế có quá nhiều vụ tiêu cực, tham ô phải đưa ra điều tra, xét xử trước pháp luật. Cho nên, nhiều người cho rằng đây cũng là nguyên nhân. Tuy nhiên, có ý kiến phản bác rằng, tại sao lại sợ không dám đầu thầu, mua sắm nếu chỉ muốn đưa về nguồn thuốc có chất lượng, giá cả phù hợp nhất mà không tính tới lợi ích riêng? Nếu sai phạm do thể chế chưa rõ ràng thì cần phải tìm hiểu, sửa đổi cho nó rõ ràng, cái quan trọng nhất vẫn là con người thực hiện.

Thứ hai, liên quan đến việc gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc. Nếu không kịp gia hạn thì các thuốc này sẽ không thể lưu hành và cung ứng trên thị trường. Tại thời điểm được gia hạn thì cũng cần ít nhất thêm ba tháng để sản xuất và cung ứng. Chỉ tính riêng trong năm 2022, gần 10.000 loại thuốc sẽ hết hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc.

Thứ ba, tính đến thời điểm này, việc đấu thầu thuốc tập trung quốc gia năm 2022 - 2023 và công tác đàm phán giá tuy đang được thực hiện nhưng chưa kết thúc. Điều này, cùng với tác động với nguyên nhân thứ nhất sẽ khiến các bệnh viện và cơ sở y tế tiếp tục chờ kết quả của việc đấu thầu, đàm phán giá để mở các gói thầu cung ứng thuốc. 

Thứ tư, liên quan đến một số bất cập không còn phù hợp thực tiễn đang được quy định trong các thông tư (như Thông tư đăng ký thuốc) hay tại Luật Dược (chính là yêu cầu thực hiện thủ tục gia hạn hiệu lực số đăng ký thuốc) cũng có thể tăng khả năng thiếu thuốc, vật tư, sinh phẩm y tế…

Bên cạnh đó, những sai phạm của một loạt lãnh đạo các bệnh viện đã và đang làm suy yếu ngành y tế. Nhiều lãnh đạo các cơ sở y tế công lập đã bị truy tố, trong đó có những bệnh viện đầu ngành như Bạch Mai, Bện viện Viện Tim Hà Nội. Những người trong ngành y lẫn các chuyên gia hiểu biết về ngành khi nhìn nhận một cách thẳng thắn đều thống nhất nhận định: ở hầu hết các cơ sở y tế, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan điều tra tiến hành thanh tra, kiểm tra nghiêm túc, sẽ rất ít lãnh đạo không dính đến sai phạm. Thực tế đau lòng của ngành y: những bác sĩ giỏi nhất nắm vị trí lãnh đạo vướng vào vòng lao lý, ngành y mất nhân lực giỏi; còn người bệnh - thiệt hại vật chất, tinh thần và thậm chí cả tính mạng đương nhiên rơi vào nhóm “yếu thế” này.

Quy định và quy trình đương nhiên là nguyên nhân trực tiếp được chỉ ra. Nhưng cần nhìn nhận sâu hơn, khi sai phạm trở thành vấn đề mang tính hệ thống, thì nguyên nhân còn sâu xa hơn quy trình, quy định. Bởi quy định, quy trình mà tạo ra “động cơ” làm trái, làm sai để trục lợi cá nhân, thì rõ ràng đó không còn là một quy định tốt.

Để giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, sinh phẩm như lo ngại của một số đại biểu quốc hội nói trên, nhiều ý kiến cho rằng việc này không phải là không có giải pháp khắc phục.

Thực tế cho thấy, để tránh tình trạng thiếu thuốc, thiếu sinh phẩm y tế trong thời gian chống đại dịch COVID-19, ngày 30/12/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khẩn trương ban hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15. Trong đó, cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc biệt về việc quản lý thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong bối cảnh dịch COVID-19 như: sản xuất, nhập khẩu, thuốc nguyên liệu làm thuốc, gia hạn giấy phép đăng ký lưu hành thuốc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cấp phép giấy phép lưu hành thuốc chữa bệnh COVID-19...

Căn cứ vào Nghị quyết này, ngày 29/4/2022 Chính phủ đã ra Nghị định số 29/2022/NĐ về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15. Và Bộ Y tế có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế Danh mục các thuốc, nguyên liệu làm thuốc có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 có hiệu lực đến trước ngày 31/12/2022. Nhưng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên chưa thể hoàn thành thủ tục gia hạn đăng ký lưu hành thì được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2022.

Và nhằm xử lý tình huống khẩn cấp này, ngày 2/6/2022, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cũng đã thông báo gia hạn cho 6.251 thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài; thuốc, nguyên liệu sản xuất trong nước, vaccine và sinh phẩm y tế thuộc nhóm hết hạn đăng ký lưu hành từ ngày 30/12/2021 đến trước 30/6/2022. Tuy vậy, trong bảy tháng cuối năm, vẫn còn số lượng không nhỏ số giấy đăng kí thuốc hết hiệu lực. Công tác thực hiện gia hạn một số lượng lớn các thuốc này sẽ rất khó khả thi nếu thời gian duy trì hiệu lực không được thực hiện tối thiểu 12 tháng, đúng theo tinh thần của Nghị quyết 12/2021/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về phía mình, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước mong Cục Quản lý Dược khẩn trương thông báo danh mục thuốc được gia hạn theo tinh thần Nghị định 29/2022/NĐ-CP, để các đơn vị sản xuất cung ứng thuốc chủ động trong công việc của mình, cũng như không ảnh hưởng đến công tác đấu thầu với các bệnh viện.

Còn tình trạng sợ đấu thầu, ngại mua sắm tại một số nơi, về lâu dài đề nghị cơ cấu tổ chức lại các bệnh viện, ngành y tế theo hướng chuyên môn hóa. Để giám đốc bệnh viện có chuyên môn ngành y tập trung vào công tác chuyên môn.

Thực tế, về việc liên quan đến đấu thầu, tài chính cần có người am hiểu lĩnh vực này hơn phụ trách. Bên cạnh đó đã có một số đề xuất trong việc cần cơ chế để các bệnh viện, Sở Y tế có thể gia hạn hợp đồng cung ứng. Nhưng giải quyết vấn đề này, trước mắt Chính phủ có thể cho phép thành lập tổ chuyên môn để tư vấn cho các bệnh viện, Bảo hiểm xã hội về các vấn đề liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế để họ yên tâm tổ chức mà không sợ sai sót.  

Về lâu dài, việc xử lý tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế… rất cần Quốc hội và nhất là Chính phủ đồng hành, tạo điều kiện hơn nữa để giúp Bộ Y tế vượt qua những khó khăn trước mắt, nhất là việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các cấp của Bộ, chế độ chính sách đặc biệt đối với ngành Y tế...

Dư luận mong nhiều chính sách của lĩnh vực dược sẽ được điều chỉnh, bổ sung tạo điều kiện cho ngành dược phát triển và thu hút đầu tư vào ngành này.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí, hoạt động mua sắm thuốc men, vật tư, sinh phẩm… đang bị đứt gãy nghiêm trọng: vì các nhà thầu rất dè dặt cung cấp, vì các công ty tư vấn thẩm định hoặc tan vỡ hoặc tạm nghỉ; và vì việc phê duyệt của các cơ quan quản lý như Sở Y tế, Bộ Y tế đang bị đình đốn vì họ còn bận phải làm những việc quan trọng hơn, sinh tử với chính họ hơn như giải trình phục vụ cho công tác thanh tra, điều tra… Cán bộ y tế chúng tôi đang nhìn thấy và rất đau lòng về điều đó! 

Thực tế, không phải cán Bộ Y tế không muốn làm mà vì thiếu một hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp nên không thể làm được. Hệ quả tất yếu là hoạt động khám chữa bệnh đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng... 

Và thiệt thòi lớn nhất đã và đang đẩy nhiều bệnh nhân, người dân khi rơi vào cảnh đi chữa bệnh mà thiếu thuốc men, vật tư y tế… cái gì cũng thiếu!

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Lai Châu sắp xếp lại bộ máy: Khi người dân và chính quyền cùng đồng hành đổi mới

Kỳ 3: Dân chủ, công tâm trong sắp xếp cán bộ sau sáp nhập

Kỳ 2: Ý Đảng – thuận lòng dân

Có thể bạn quan tâm
Kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh

Kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh

Nâng cao vai trò của người đứng đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nâng cao vai trò của người đứng đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Kế hoạch sử dụng vắc xin phòng Covid-19 năm 2023

Kế hoạch sử dụng vắc xin phòng Covid-19 năm 2023

Không chủ quan, lơ là  trong phòng, chống dịch Covid-19

Không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch Covid-19

Ngày 7/5, giảm gần 1.000 ca mắc mới COVID-19

Ngày 7/5, giảm gần 1.000 ca mắc mới COVID-19

Mối nguy mới từ Covid-19

Mối nguy mới từ Covid-19

Thêm 1 ca COVID-19 tử vong ở Nam Định

Thêm 1 ca COVID-19 tử vong ở Nam Định

Kích hoạt ‘Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao’

Kích hoạt ‘Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao’

Tin cùng chuyên mục
Các bệnh viện theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca COVID-19 nặng, gửi xét nghiệm giải trình tự gen
Các bệnh viện theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca COVID-19 nặng, gửi xét nghiệm giải trình tự gen
Ytế
19/04/2023 07:23
Trước diễn biến gia tăng ca mắc COVID-19, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca COVID-19 nặng, gửi xét nghiệm giải trình tự gen; Đồng thời bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế cho công tác điều trị nói chung và điều trị COVID-19.
Phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam
Phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam
Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
18/04/2023 16:03
Một trong những âm mưu, thủ đoạn chống phá dai dẳng của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam là xuyên tạc, phủ nhận những nỗ lực, thành quả của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận cho công dân.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường thu dung, điều trị ca bệnh COVID-19
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường thu dung, điều trị ca bệnh COVID-19
Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
18/04/2023 16:03
Chỉ trong 3 ngày (14,15, 16/4), cả nước đã ghi nhận 2.272 ca mắc COVID-19. Số ca nhập viện có xu hướng tăng. Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 theo nguyên tắc 4 tại chỗ.
Ngừa lây lan biến thể Covid-19 mới
Ngừa lây lan biến thể Covid-19 mới
Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
12/02/2023 10:45
Tình hình dịch Covid-19 được dự báo vẫn còn diễn biến phức tạp trong bối cảnh sau Tết Nguyên đán nhu cầu giao thương cao, người dân tham gia lễ hội và du lịch tăng. Vì vậy, việc chủ động các biện pháp phòng nguy cơ lây lan biến thể mới là rất cần thiết.
Nhật Bản đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19 mới
Nhật Bản đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19 mới
Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
31/01/2023 10:16
Tính đến sáng 31/1, thế giới ghi nhận 674.964.200 ca nhiễm COVID-19 và 6.760.222 ca tử vong do dịch bệnh này. Trong 24 giờ qua, Nhật Bản đứng đầu thế giới về số ca nhiễm mới 21.426 với trường hợp.
[Inforgraphic] Phòng, chống dịch Covid-19: Đón Tết Quý Mão 2023 an lành, mạnh khỏe, vui tươi
[Inforgraphic] Phòng, chống dịch Covid-19: Đón Tết Quý Mão 2023 an lành, mạnh khỏe, vui tươi
Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
19/01/2023 15:24
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch trên thế giới và trong nước, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của Covid-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch…
Thế giới ghi nhận thêm hơn 413 nghìn ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua
Thế giới ghi nhận thêm hơn 413 nghìn ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua
Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
07/12/2022 10:00
Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng 7/12, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới là 650.721.575 ca, trong đó bao gồm 413.459 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Đến nay, thế giới ghi nhận tổng số 6.648.886 ca tử vong, 627.496.999 ca đã được chữa khỏi.
Nhận diện và phòng ngừa các thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá Việt Nam hiện nay
Nhận diện và phòng ngừa các thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá Việt Nam hiện nay
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
05/12/2022 11:08
Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam, những năm qua, tôn giáo là một trong những nội dung chiến lược được các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng nhằm gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội (ANCT, TTATXH), tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng coi đó là một yếu tố quan trọng để tạo sức ép từ bên ngoài, đồng thời kích động các hoạt động chống phá từ bên trong.
Sìn Hồ: Nâng cao nhận thức người dân về tiêm phòng Covid-19
Sìn Hồ: Nâng cao nhận thức người dân về tiêm phòng Covid-19
Xã Hội
30/11/2022 21:22
(BLC) - Tiêm vắc-xin phòng Covid-19 là chìa khóa để phòng, chống dịch Covid-19, thời gian qua, cán bộ y tế huyện Sìn Hồ phối hợp với các lực lượng chức năng đến từng xã, bản tuyên truyền, vận động người dân tiêm vắc-xin phòng Covid-19 nhằm bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng, góp phần nâng cao tỷ lệ bao phủ vắc-xin.
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
Xã Hội
24/11/2022 19:56
(BLC) - Hiện nay, dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại, đặc biệt trong bối cảnh xuất hiện nhiều biến chủng mới, một số người dân còn chủ quan không tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Để tăng độ bao phủ, tạo miễn dịch cộng đồng, huyện Sìn Hồ đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Thận trọng trước các biến thể dòng phụ mới của virus gây bệnh COVID-19
Thận trọng trước các biến thể dòng phụ mới của virus gây bệnh COVID-19
Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
03/11/2022 15:48
Nhận định về những diễn biến mới của dịch COVID-19, nhật báo Le Monde (Pháp) cho biết với khả năng thoát miễn dịch mạnh hơn, BQ.1.1 - biến thể dòng phụ mới của Omicron, đang liên tục phát triển, mặc dù dường như không khiến bệnh nặng hơn.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 3020 ngày 07/07/2025
Báo Lai Châu Số 3019 ngày 04/07/2025
Báo Lai Châu Số 3018 ngày 03/07/2025
Báo Lai Châu Số 3017 ngày 02/07/2025
Báo Lai Châu Số 3016 ngày 30/06/2025
Báo Lai Châu Số 3015 ngày 27/06/2025
Báo Lai Châu Số 3014 ngày 26/06/2025
Báo Lai Châu Số 3013 ngày 25/06/2025
Báo Lai Châu Số 3012 ngày 23/06/2025
Báo Lai Châu Số 3011 ngày 20/06/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo Lai Châu.
Quyền Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Hà - Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên - Nguyễn Ngọc Truyền - Trần Văn Dũng
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: 43A Nguyễn Chí Thanh - phường Tân Phong - tỉnh Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.